-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Cú rơi mạnh của giá vàng trong nước được cho là chịu tác động từ giá vàng thế giới |
Vàng trước sức ép giảm giá
Lùi về sát ngưỡng 1.700 USD/ounce, đà rơi của giá vàng chưa có dấu hiệu dừng sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng nóng lên 9,1% trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, đà tăng của USD bị dừng lại, nhưng vẫn ở mức cao, USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - hiện ở mức trên 108 điểm.
Trước đó, sau khi Fed bắt tay vào một lộ trình thắt chặt rất tích cực nhằm kiểm soát lạm phát, giới đầu tư đổ xô vào USD như một loại tiền tệ trú ẩn an toàn, thay cho vàng. Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, ông Huỳnh Trung Khánh nhận định, vàng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị kìm hãm đáng kể vì áp lực từ các đợt tăng lãi suất lớn sắp tới của Fed.
Những thông tin trên khiến nhà đầu tư trú ẩn vào USD, đẩy giá USD lên mức cao nhất trong vòng 20 năm, đồng nghĩa với giá vàng liên tục đi xuống. Mặc dù được coi là một hàng rào phòng ngừa lạm phát, nhưng vàng có xu hướng giảm sức hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất USD cao hơn.
Theo ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), thông thường, khi lãi suất USD tăng, thì vàng sẽ giảm giá. Tuy nhiên, nhiều yếu tố như tình hình kinh tế và lạm phát của Mỹ, tình hình địa chính trị Nga - Ukraine... sẽ tác động lên giá vàng. Với diễn biến của lạm phát Mỹ thời gian qua và dự báo chưa hạ nhiệt, vàng vẫn còn được hưởng lợi khi nhà đầu tư tìm đến hầm trú ẩn này.
Cơ hội để mua vào?
Ông Andrew Naylor cho rằng, mãi lực vàng phụ thuộc vào nhu cầu vàng trên thế giới, mà nhu cầu vàng trên thế giới lại phụ thuộc vào tình hình địa chính trị và lạm phát. “Trước áp lực lạm phát và tình hình địa chính trị trên thế giới hiện nay, vàng vẫn được nhiều nhà đầu tư trên thế giới lựa chọn và nhiều khả năng mặt hàng kim quý này còn triển vọng thời gian tới”, ông Andrew nói.
Thực tế cho thấy, một khi giá vàng giảm sâu, thì mãi lực vàng trên thế giới vẫn tăng cao từ các ngân hàng trung ương. Theo dữ liệu mới nhất từ WGC, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 35 tấn vào dự trữ vàng toàn cầu trong tháng 5/2022, sau khi mua 19,4 tấn vào tháng 4. Các khách mua vàng lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với 13 tấn, tiếp theo là Uzbekistan (9 tấn), Kazakhstan (6 tấn), Qatar (5 tấn) và Ấn Độ (4 tấn).
WGC cho hay, tháng 6/2022, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng rất khả quan. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Iraq (CBI) thông báo đã mua 34 tấn vàng, nâng dự trữ kim loại theo quý của nước này lên hơn 130 tấn.
Theo ông Huỳnh Trung Khánh, trước lộ trình tăng lãi suất của Fed, việc giá vàng giảm mạnh gần đây là điều khó tránh khỏi. Mức giá giao dịch của vàng hiện vẫn cao, bởi nếu lộ trình tăng lãi suất của Fed tiếp tục diễn ra, thì giá vàng không loại trừ khả năng giảm xuống mức 1.721 USD/ounce là mức cản mạnh nhất.
Nếu giá vàng xuống mức 1.627 USD/ounce thì đây là cơ hội để nhà đầu tư mua vào. Trước đây, khi rơi xuống mức này, giá vàng đã nhanh chóng tăng trở lại sau đó, vì các quỹ đầu tư, nhà đầu cơ trên thế giới thường tìm cơ hội mua vào khi giá vàng giảm xuống mức thấp. Tuy nhiên, theo ông Khánh, khả năng giá vàng giảm nữa rất khó xảy ra, có thể cầm cự quanh 1.700 USD/ounce rồi bật tăng trở lại.
Cú rơi mạnh của giá vàng trong nước được cho là chịu tác động từ giá vàng thế giới (đã “bốc hơi” trên 100 USD/ounce trong 2 tuần qua sau khi lao dốc từ vùng trên 1.800 USD/ounc). Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Maybank Kim Eng cho rằng, sau thời gian chênh lệch cao với giá vàng thế giới, giá vàng SJC đã có một cú rơi thẳng đứng.
Theo ông Khánh, trong bối cảnh lạm phát cao như hiện nay, vàng là nơi trú ẩn tốt cho dòng tiền, nhưng vàng chỉ nên chiếm khoảng 10-20%, hoặc 30% danh mục đầu tư. Nhà đầu tư không nên tất tay với tài sản này, bởi đây không phải là kênh làm giàu nhanh chóng như chứng khoán, bất động sản...
Mặt khác, giá vàng SJC cao hơn hàng chục triệu đồng so với giá vàng quốc tế. Chưa kể, trong bối cảnh giá vàng miếng liên tục biến động bất thường, để tránh rủi ro, các tiệm vàng nới rộng chênh lệch giữa giá mua vào, bán ra lên từ 2-3 triệu đồng/lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng mua, bán vàng trong thời điểm này đều bất lợi.
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm