Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Vàng giữ đà tăng khi lạm phát của Mỹ lên cao
T.V - 13/01/2022 09:30
 
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay vẫn giữ đà tăng lên 1.826 USD/ounce sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 tăng 0,5%.

Cụ thể, ngày 12/1, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,5% trong tháng 12.2021, sau khi tăng 0,8% trong tháng 11/2021. Dữ liệu này vượt qua các dự báo trước đó với mức tăng chỉ 0,4%.

Tính chung cả năm 2021, lạm phát của Mỹ tăng 7%, là mức cao nhất kể từ tháng 6.1982. Trong khi đó, chỉ số CPI cốt lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,6% trong tháng 12/2021, tăng từ mức 0,5% trong tháng 11/2021. So với cùng kỳ năm 2020, lạm phát cơ bản đã tăng 5,5%.

Trước áp lực lạm phát, giá kim loại quý vàng đi lên sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ nằm trong mức kỳ vọng. Sức khỏe đồng bạc xanh giảm xuống mức thấp nhất hai tháng sau khi lạm phát tại Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất theo năm trong gần bốn thập kỷ.

Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ giảm xuống 94,97 điểm. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm. Chính điều giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. 

Áp lực lạm phát tăng cao thúc đẩy hoạt động mua vào ở một số nhà đầu tư đã đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed - ông Powell cho biết, không để tình trạng lạm phát cao kéo dài. Tuy nhiên, theo ông Powell, các kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, trong đó việc tăng lãi suất và giảm quy mô chương trình mua tài sản, là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Vả lại, lãi suất USD tăng có thể cản trở hoạt động của vàng. Tuy nhiên, giới phân tích tài chính cho rằng, về mặt lịch sử, lãi suất vẫn ở mức thấp và sẽ tiếp tục hỗ nhu cầu mặt hàng này như một kênh trú ẩn và là tài sản thanh khoản chất lượng cao.

Giới phân tích tài chính cho rằng, lộ trình tăng lãi suất USD của Fed đã được thị trường thông tin nhưng chưa hẳn ảnh hưởng tiêu cực lên giá vàng và thực tế, giá vàng đã tăng đáng kể ngay cả khi thị trường tiếp tục dự đoán đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 3/2022.

Trước áp lực lạm phát gia tăng có khả năng giữ cho vàng được hỗ trợ trong thời gian tới và khả năng  mặt hàng kim quý vàng còn đẩy nó lên trên ngưỡng 1.850 -1.900 USD/ounce.

Không chỉ có vàng mà trước áp lực lạm phát của Mỹ tăng trong tháng 12/2021 vừa được công bố, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi lên. Chốt phiên ngày 12/1, chỉ số S&P 500 tăng 0,28% lên 4.726,35 điểm; Chỉ số Nasdaq Composite thêm 0,23% rồi đóng cửa ở 15.188,39 điểm và ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

Tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones dao động quanh tham chiếu sau đó kết phiên tăng 38,3 điểm, tương đương tăng 0,11% lên 36.290,32 điểm.

Sáng nay, giá vàng miếng giao dịch ở thị trường nội địa tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 61 triệu đồng/lượng và bán ra 61,65 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,950 triệu đồng/lượng mua vào và 61,600 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 61,110 triệu đồng/lượng mua vào và 61,600 triệu đồng/lượng bán ra. 

Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, mỗi lượng vàng SJC lại nâng cao mức chênh lệch với thế giới lên trên 11 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).

Ngày 13/1, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm 14 đồng/USD, xuống còn 23.096 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại giữ giá mua USD ở mức thấp. Vietcombank mua USD với giá 22.530 - 22.560 đồng/USD và bán ra 22.840 đồng/USD.

Vàng tăng trở lại trước áp lực lạm phát
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay tăng trở lại khoảng 5 USD/ounce, vượt trên ngưỡng 1.800 USD/ounce trước áp lực lạm phát của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư