Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Vàng sớm chạm mốc 2.000 USD/ounce, giá trong nước trên 70 triệu đồng/lượng
T.V - 07/03/2022 12:58
 
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay lên 1.994 USD/ounce trước các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây nhằm vào Nga và áp lực lạm phát. Vàng dự báo sớm đạt 2.000 USD/ounce.

Những lo ngại về lạm phát đình trệ một lần nữa lại xuất hiện, với lo ngại về giá cả hàng hóa ca ngất ngưởng ảnh hưởng đến lạm phát và khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Giá vàng thế giới thậm chí được dự báo sẽ chạm 2.150 USD/ounce khi Nga tiếp tục leo thang xung đột ở Ukraine.

Chiến tranh và lạm phát đình trệ là hai vấn đề nổi bật ảnh hưởng tới kinh tế thế giới hiện nay. Các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga đã khiến giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt, lúa mì tăng khoảng 40% trong tuần, dầu tăng 20%.

Sự không ổn định do xung đột Nga-Ukraine có thể đẩy lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại. Và câu hỏi đưa ra, Nga đang mua vàng để làm gì. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của Nga là 2.298,53 tấn.

Cuộc khảo sát của Kitco cho thấy, 100% chuyên gia Wall Street tham gia khảo sát tin rằng, vàng sẽ tăng trong tuần này. Nhiều chuyên gia khẳng định vàng sẽ vượt mốc 2.000 USD/ounce chỉ trong thời gian ngắn. 

Còn với giới đầu tư trên Main Street, 70% cũng dự báo giá vàng tăng, trong khi chỉ 16% dự báo giảm và 13% trung lập. Tuy nhiên, vàng được nhận định có thể chạm mức 2.150 USD, khi lạm phát tiếp tục bị đẩy lên mức rất cao.

Với lạm phát của Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm, ưu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là tránh lạm phát "cố định" và "kéo dài". Nhưng xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt mới có thể gây ra "những hậu quả không lường trước được",

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận, ông có kế hoạch ủng hộ mức tăng 25 điểm cơ bản truyền thống tại cuộc họp FOMC ngày 15-16/3 tới.

Các quan chức Fed cũng sẽ đưa ra kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD của ngân hàng trung ương.

Mặc dù tình trạng thất nghiệp sẽ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhưng số liệu lạm phát được đánh giá sẽ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến đồng bạc xanh trước thời điểm quyết định chính sách của FOMC công bố vào tuần tới.

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng lên 98,49 điểm sáng nay. 

Goldman giải thích rằng, vàng sẽ đóng vai trò trung tâm trong cuộc tranh chấp địa chính trị này, khi Nga chuyển sang sử dụng kim loại quý để làm đòn bẩy trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga.

Đối với thị trường vàng trong nước cũng tăng mạnh theo giá thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC cũng có giá mua vào 69,4 triệu đồng/lượng, nhưng bán mềm hơn, ở 70,6 – 70,62 triệu đồng/lượng, thấp hơn các đơn vị khác 400.000 đồng/lượng.

Tương tự, Bảo Tín Minh Châu bán vàng cũng ở mức 70,89 triệu đồng/lượng, nhưng mua vào cũng thấp hơn, chỉ 69,31 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, mức độ rủi ro gia tăng trên thị trường khi giá mua và bán vàng của các đơn vị ngày càng gia tăng khoảng cách từ 1 – 1,6 triệu đồng mỗi lượng. 

Đồng thời, quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank, mỗi lượng vàng SJC chênh lệch với thế giới gần 15 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Chính điều này khiến thị trường vàng trong nước kém hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian dài vừa qua.

Ngày 7/3, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.159 VND/USD, tăng 8 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được giữ ở mức 22.550 - 23.050 VND/USD.

Với biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.464 - 23.854 VND/USD. Ngân hàng Vietcombank giữ nguyên giá mua vào 22.670 VND/USD và bán ra 22.980 VND/USD như cuối tuần qua.

Vàng lại bật tăng, Nga bắt đầu nối lại hoạt động mua vàng
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay bật tăng trở lại lên gần 1.940 USD/ounce khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa lắng dịu. Vàng SJC...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư