Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 31 tháng 10 năm 2024,
Vàng thế giới lùi xa mốc 1.800 USD/ounce, giá SJC vẫn cao hơn 13 triệu đồng/lượng
T.V - 31/01/2022 12:01
 
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng ngày 31/1 giảm thêm 5 USD/ounce xuống còn 1.786 USD/ounce, do USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao khi Fed sớm tăng lãi suất.

Sở dĩ giá mặt hàng kim quý vàng giảm sâu do sức khỏe của đồng bạch xanh và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao trong bối cảnh ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) xác nhận một đợt tăng lãi suất vào tháng 3/2022.

Fed gần đây đã bày tỏ lo ngại về tình trạng lạm phát kéo dài sau nhiều tháng cho rằng việc giá cả tăng chỉ là hiện tượng nhất thời.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7% so với một năm trước, tốc độ nhanh nhất trong 12 tháng kể từ mùa hè năm 1982.

Fed đã giảm lãi suất USD xuống 0 - 0,25% trong những ngày đầu của đại dịch Covid và đã mua hàng tỷ đô la trái phiếu Kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp mỗi tháng.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý IV/2021 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này vượt khá xa mức tăng trưởng 2,3% trong quý III/2021, cũng như kết quả cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế do hãng tin Reuters tiến hành là 5,5%.

Vàng chịu thêm áp lực khi doanh số bán nhà mới của nước này đã tăng 11,9% lên mức hàng năm được điều chỉnh theo mùa là 811.000 căn vào tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.

Như vậy, vàng đã giảm tổng cộng hơn 60 USD/ounce trong những phiên giao dịch qua do những thông tin từ Chủ tịch Fed ông Jerome Powell mô tả tình hình lạm phát hiện tại là "tồi tệ hơn một chút" so với tháng 12/2021, có nhiều dư địa để tăng lãi suất mà không làm ảnh hưởng đến thị trường việc làm.

Ông Powell nhấn mạnh lãi suất quỹ liên bang là phương tiện chính của các ngân hàng trung ương để điều chỉnh chính sách tiền tệ, đồng thời "việc giảm bảng cân đối kế toán của chúng tôi sẽ xảy ra sau khi quá trình tăng lãi suất bắt đầu”.

Sức khỏe của đồng bạch xanh Mỹ vẫn tiếp đà đi lên khi Fed cho biết, sớm tăng lãi suất. Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên 97,24 điểm. Đồng bạc xanh tuần này có thể sẽ phụ thuộc vào một loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ và các thị trường lớn khác.

Đồng thời, vàng đang bị mắc kẹt giữa hai lực trái chiều, đó là lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trong bối cảnh Fed trở nên diều hâu và khẩu vị rủi ro của giới đầu tư suy yếu. 

Tuy nhiên, một số rủi ro đang diễn ra mà Fed sẽ tiếp tục theo dõi khi tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ của mình bao gồm diễn biến Covid-19, các vấn đề chuỗi cung ứng tiếp theo và căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu giữa Nga và Ukraine.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay vàng miếng SJC với giá 61,8 triệu đồng/lượng, bán ra 62,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 61,820 triệu đồng/lượng mua vào và 62,590 triệu đồng/lượng bán ra. 

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 61,800 triệu đồng/lượng mua vào và 62,600 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tuy nhiên, quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, mỗi lượng vàng SJC chênh lệch với thế giới hơn 13,2 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Chính điều này khiến thị trường vàng trong nước kém hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian dài vừa qua. 

Đồng thời, do giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới cả chục triệu đồng, vênh tới hơn 20% nên các đối tượng buôn lậu đã dùng nhiều thủ đoạn tuồn vàng lậu với số lượng lớn từ Campuchia về Việt Nam để kiếm lợi.                                         

Vàng mất mốc 1.800 USD/ouce, giá SJC đắt hơn 13 triệu đồng/lượng
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế phiên sáng nay lao dốc mạnh, mất thêm khoảng 20 USD/ounce, xuống còn 1.796 USD/ounce khi kinh tế Mỹ tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư