Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Vàng tiếp đà đi lên, giá SJC lên 62 triệu đồng/lượng
T.V - 12/11/2021 09:01
 
Giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế sáng nay tiếp đà đi lên khi cộng thêm khoảng 13 USD/ounce đạt mức 1.863 USD/ounce bất chấp USD tăng giá. Vàng SJC chạm mốc 60 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10/2021 đã tăng rất mạnh, tăng cao nhất trong hơn 30 năm, với nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể tiếp tục ở mức cao khó chịu trong năm 2022.

Bộ Lao động Mỹ sáng ngày 10/11 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự báo 5,9% của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Đây cũng là tỷ lệ lạm phát theo năm cao nhất kể từ năm 1990.

Điều này khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro cao để tìm tới vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Hai ngày qua, giá vàng thế giới bứt phá hơn 40 USD/ounce bởi nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn chống lạm phát.

Chính vì thế, giá mặt hàng kim quý vàng đã tăng giá nhiều phiên liên tiếp còn do tâm lý lo sợ của nhà đầu tư khi lợi suất trái phiếu kho bạc thực tế của Mỹ giảm và chứng khoán Phố Wall lao dốc.

Đồng thời, những diễn biến tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên thế giới cũng góp phần đẩy giá vàng đi lên. Đợt tăng giá này của vàng diễn ra bất chấp việc đồng Đô la Mỹ cũng đang có đà tăng mạnh mẽ. 

USD tăng cao sau khi báo cáo lạm phát Mỹ chỉ ra mức tăng mạnh nhất trong 30 năm, thúc đẩy kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. USD-Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác tăng lên 95,14 điểm sáng nay.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ cũng tăng mạnh. Lợi suất thay đổi, đặc biệt là ở kỳ hạn ngắn, cho thấy các nhà giao dịch tin rằng, Fed sẽ tăng lãi suất nếu chỉ số giá  tiêu dùng tiếp tục tăng cao hơn.

Các chuyên gia tài chính nhận định, lạm phát là môi trường tích cực cơ bản thúc đẩy đà tăng của thị trường vàng trong thời gian tới. Thêm vào đó, nhu cầu vàng vật chất được dự báo sẽ tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc vào dịp cuối năm có thể hỗ trợ cho giá vàng. 

Vì thế, giá mặt hàng kim quý vàng còn chiều hướng gia tăng trong thời gian tới. Theo các phân tích kỹ thuật, vàng có thể bứt phá lên 1.900 USD/ounce hoặc 1.920 USD/ounce.

Vàng liên tục xác lập các đỉnh mới trong vài phiên gần đây sau khi các ngân hàng trung ương lớn, vào tuần trước, cho biết lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, cho dù Fed duy trì lập trường lạm phát chỉ là nhất thời.

Theo Kitco News, giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ cao nhất trong 30 năm. Thị trường không còn tin rằng, lạm phát có thể chỉ là tạm thời như Fed đề cập, nên đáp lại dữ liệu lạm phát, giá vàng dường như ngay lập tức nhảy vọt.

Cùng chiều đi lên của giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC trong nước liên tục tăng từ đầu tuần đến nay và chạm mốc 06 triệu đồng/lượng bán ra trong chiều ngày 11/11. Nếu so với 2 tháng trước, giá vàng miếng SJC đã tăng tới hơn 3 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, đà tăng của vàng SJC không dừng lại ở mốc 60 triệu đồng/lượng khi sáng nay, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 59,5 - 62 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào so với cuối phiên hôm qua. 

Tuy nhiên, quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, hiện mỗi lượng vàng miếng SJC đang cao hơn thế giới khoảng 9 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).

Chính mức chênh lệch khá cao giữa vàng trong nước và thế giới đã khiến người dân và cả nhà đầu tư không còn mặn mà với việc mua vào khi giá trên đà tăng.

Thực tế thị trường vàng trong nước cho thấy, giá vàng bật tăng mạnh nhưng nó không còn hấp dẫn đối với người dân. Giao dịch chủ yếu trên thị trường là động thái mang vàng đi bán, lượng mua vào không nhiều. Người dân dường như đã tỉnh táo hơn sau những cơn sốt vàng ở những năm trước.

Bên cạnh đó, với quyết tâm chống vàng hóa nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước, mấy năm gần đây việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán về cơ bản đã không còn. Việc huy động, cho vay vốn bằng vàng hoàn toàn chấm dứt. Tập quán sử dụng vàng làm thước đo giá trị cũng dần thay đổi. Điều đó đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đền thu nhập của người dân và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng khi sức tiêu thụ giảm.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu tiêu dùng vàng của người Việt Nam quý III/2021 chỉ đạt 3 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ, do giãn cách xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc giãn cách xã hội kéo dài nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 khiến nhu cầu mua bán trang sức, vàng miếng và tiền xu bị ảnh hưởng đáng kể.

Ngày 12/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.115 VND/USD, tăng 10 đồng so với mức niêm yết hôm qua. 

Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 22.515 (tiềm mặt) – 22.545 (chuyển khoản), còn bán ra ở mức 22.745 VND/USD.

Vàng trên đà tăng thẳng đứng
Giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế sáng nay tiếp tục đà tăng thêm 7 USD/ounce lên 1.832 USD/ounce trước đà suy yếu của USD. Vàng SJC bỏ xa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư