-
Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, ngân hàng không bị tính vào room tín dụng -
Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
NCB hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2024 -
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức -
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững
Chưa đầy hai ngày sau các văn bản chỉ đạo của cơ quản quản lý, giá vàng trong nước ghi nhận biến động dữ dội. Sau khi lao dốc và bật lên ngày 28/12, vàng tiếp tục giảm sâu hơn vào cuối giờ sáng nay. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC) có thời điểm yết giá thu mua chạm 71 triệu đồng/lượng, trong khi bán ra ở mức 74 triệu đồng/lượng, giảm 3,5 triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều. “Nhảy múa” buổi chiều, vàng giao dịch giằng co và khép lại ngày giao dịch tại mức giá 73 triệu đồng/lượng (mua vào) và 76 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 1,5 triệu đồng so với hôm qua. Hầu hết các hãng vàng đang neo giá bán ra ở mức 76 triệu đồng, cá biệt giá vàng tại Phú Quý bán ra mỗi lượng 75 triệu đồng.
Trong khi đó, ở chiều mua vào, giá vàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các hãng vàng. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC) thu mua giá cao nhất. Trong khi đó, giá mua thấp hơn nhiều tại cửa hàng DOJI tại Hà Nội (70 triệu đồng/lượng), Phú Quý (70,5 triệu đồng/lượng), PNJ (72,5 triệu đồng/lượng)…
Không riêng vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn cũng “ngấm” đà điều chỉnh, rời xa mức đỉnh hơn 64 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Vàng nhẫn SJC 99,99 đang giao dịch ở mức 62,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 63,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi chênh lệch giá mua – bán vàng nhẫn ở mức 1,05 triệu đồng mỗi lượng, mức chênh giao dịch đối với vàng miếng SJC duy trì ở mức rất cao, lên tới 3 triệu đồng mỗi lượng.
Đà lao dốc của vàng trong nước đã kéo chênh lệch giá vàng miếng SJC và vàng thế giới quy đổi thu hẹp đáng kể về 13 triệu đồng/lượng. Dù vậy, đây vẫn là mức chênh lệch lớn.
Đến cuối ngày 29/12, vàng thế giới đang giao dịch khá ổn định quanh mức 2.070 USD/ounce, qua đó dự kiến vàng có năm đầu tiên đi lên sau ba năm. Kim loại này đã tăng hơn 13% vào năm 2023 và xác lập mức cao kỷ lục mới.
Điều này đến từ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới thêm phần chắc chắn. Theo số liệu mới nhất trên CME FedWatch, khoảng 83,3% các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng lãi suất sẽ giảm vào cuộc họp vào ngày 20/3. Trong đó, 70,1% đặt cược vào khả năng lãi suất giảm 25 điểm cơ bản và 13,2% cho rằng lãi suất giảm đến 50 điểm phần trăm ở cuộc họp thứ hai trong năm 2024 của Fed.
Sau khi thực hiện chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ bắt đầu vào đầu năm 2022, Fed được kỳ vọng sẽ có động thái bắt đầu nới lỏng trong bối cảnh có dấu hiệu lạm phát ở Mỹ đang hạ nhiệt. Xu hướng ôn hòa của Fed tại cuộc họp chính sách hồi tháng 12 củng cố quan điểm này. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh cho biết không có ý định sớm cắt giảm lãi suất, trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác được dự đoán sẽ theo sau Fed trong chính sách nới lỏng.
Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông cũng thúc đẩy một phần nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.
Trái với đà tăng của vàng, đồng USD rơi khá sâu từ giữa tháng 12, kéo dài xu hướng giảm khá rõ rệt từ đầu tháng 11/2023. Chỉ số DXY - đo lường biến động của USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới vừa nhích tăng trở lại lên 101,23 điểm, sau khi giảm xuống mức thấp nhất từ 26/7 (100,8 điểm).
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm trong ngày làm việc cuối cùng của năm 2023 ở 23.866 đồng/USD, giảm 38 đồng so với hôm qua. Nhìn lại năm 2023, tỷ giá trung tâm cũng có một năm nhiều biến động. Tuy vậy, mức tăng cả năm chỉ gần 1,1%. Với biên độ +/-5% theo quy định, tỷ giá sàn là 22.673 đồng/USD, tỷ giá trần là 25.059 đồng /USD.
Trong khi đó, tại Vietcombank, tỷ giá nhích tăng nhẹ thêm 20 đồng/USD trong ngày 29/12, giao dịch ở mức 24.080 đồng/USD (mua vào) và 24.420 đồng/USD (bán ra). Tỷ giá tại nhà băng này đã tăng 2,9% trong năm 2023.
Khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Để ổn định và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với biến động của giá vàng thế giới và trong nước để sẵn sàng các biện pháp xử lý, sử dụng các công cụ theo thẩm quyền phù hợp, hiệu quả, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, dứt khoát không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cần khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành kinh tế vĩ mô, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 1/2024.
Ngay sau Công điện của Thủ tướng yêu cầu cơ quan này theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng.Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng.
-
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững -
Tiền ảo bật tăng mạnh ngay từ đầu năm, bitcoin sẽ thay thế vàng trong thập kỷ tới? -
Ông Phạm Duy Hiếu được bổ nhiệm Tổng giám đốc ABBank -
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024 -
Bước tiến của FWD trong việc nâng cao chuẩn mực minh bạch trong bảo hiểm -
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 15/2/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững