Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Vàng trượt dốc do giá dầu giảm và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng
T.V - 29/03/2022 09:35
 
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay giảm mạnh hơn 30 USD/ounce xuống 1.925 USD/ounce do giá dầu thô giảm và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng gây áp lực lên vàng.

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng trên 2,5% so với mức cao nhất kể từ tháng 5/2019 khi đặt cược vào các đợt tăng lãi suất lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để chống lại lạm phát tăng cao.

Giá dầu thô cũng giảm mạnh trước lệnh phong tỏa của Trung Quốc đang đặt thành phố lớn Thượng Hải của mình vào tình trạng phong tỏa do COVID-19.

Thượng Hải tìm cách giảm bớt tác động của Covid-19 bằng cách áp đặt phong tỏa 48 giờ đối với các khu phố riêng lẻ và xét nghiệm quy mô lớn.

Sức khỏe đồng bạc xanh của Mỹ cũng duy trì ở mức cao. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 99,04 điểm.

Giới phân tích cho rằng, giá vàng hôm nay tiếp tục giảm khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến và USD mạnh hơn. Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, đồng thời thúc đẩy đồng đô la mà nó được định giá.

Thêm vào đó, hy vọng về những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine cũng làm giảm nhu cầu trú ẩn cho kim loại quý. Trong ngắn hạn, lợi suất tăng có thể sẽ vẫn là chất xúc tác gây giảm giá mạnh nhất cho vàng.

Nhưng vấn đề đặt ra là liệu sự bất ổn địa chính trị, vốn làm tăng nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng trong giai đoạn trước, có thể bù đắp tác động tiêu cực từ lợi suất tăng và USD mạnh lên.

Lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã tăng lên 1.093,18 tấn trong phiên cuối tuần trước, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2021.

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) bắt đầu mua vàng trở lại từ các ngân hàng trong nước với giá mua được cố định ở mức 5.000 Ruble (52 USD)/gram.

Theo CBR, việc tiếp tục mua vàng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung bền vững và không bị gián đoạn bởi các nhà sản xuất. Trước đó, từ ngày 15/3, CBR đã phải tạm dừng việc mua vàng từ các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên.

Các nhà phân tích vẫn đưa ra dự đoán giá vàng có thể vượt mức 2.000 USD/ounce, khi lạm phát khiến giới đầu tư tìm đến vàng như một biện pháp phòng trừ rủi ro trước tình hình giá cả leo thang, trong khi tình hình căng thẳng địa chính trị cũng sẽ làm tăng nhu cầu đối với vàng như một kênh trú ẩn an toàn.

Đối với thị trường vàng nước, sáng nay giá vàng SJC do Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 68,6-69,3 triệu đồng/lượng (mua-bán), giảm khoảng 300.000 đồng/lượng so với phiên hôm qua. 

Tại hệ thống PNJ khu vực TP.HCM niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 68,6-69,3 triệu đồng/lượng; hệ thống PNJ khu vực Hà Nội niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 68,62 - 69,3 triệu đồng/lượng (mua-bán). 

Quy đổi hiện nay, giá vàng trong nước vẫn duy trì cao hơn thế giới gần 15 triệu đồng/lượng tính theo tỷ giá ngân hàng (chưa thuế, phí).

Ngày 29/3, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.151 VND/USD, tăng 5 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được giữ ở mức 22.550 - 23.050 VND/USD.

Giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng 10 đồng so với phiên hôm qua. Vietcombank tiếp tục mua vào là 22.710 đồng/USD và bán ra 23.020 đồng/USD.

Nỗi sợ hãi sẽ giúp vàng lập đỉnh mới
Kim loại quý đã tăng trở lại sau khi sụt giảm mạnh vào tuần trước nhưng vẫn đứng quanh ngưỡng 1.962 USD/ounce trước khi lấy lại ngưỡng 2.000...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư