Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Vào TPP, nhiều CEO DNNN “bỏ của chạy lấy người”
Hà Tâm - 10/12/2013 13:28
 
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, yêu cầu minh bạch tuyệt đối của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với doanh nghiệp nhà nước trong sử dụng ngân sách khiến lãnh đạo khu vực doanh nghiệp này hết cơ hội lập lờ lỗ lãi, thậm chí phải nộp đơn xin từ chức. Doanh nghiệp FDI hưởng lợi nhất từ TPP
S. Lê Xuân Nghĩa
TS. Lê Xuân Nghĩa. (Ảnh: Chí Cường)

Vòng đàm phán quyết định về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra tại Singapore, với tham vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng, hoàn tất đàm phán trong năm nay.

Chưa rõ kết quả của phiên đàm phán có như kỳ vọng hay không, nhưng nếu khả năng này xảy ra, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt Nam sẽ đứng trước nhiều thách thức lớn.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho biết, TPP có những quy định hết sức khắt khe với DNNN, yêu cầu DNNN phải bình đẳng với các DN khác về khía cạnh cạnh tranh và thương mại vì DNNN sử dụng nguồn vốn công.

“Trong quá trình đàm phán, dự thảo của TPP yêu cầu DNNN phải công khai và minh bạch tuyệt đối trong sử dụng ngân sách, trong đó có quy định công khai và minh bạch giao dịch và tài chính của DNNN. Đối với DNNN Việt Nam, việc công khai tài chính đã là một việc khó, công khai giao dịch (toàn bộ hoạt động mua, bán, ký kết, đàm phán đều phải công khai) lại càng phức tạp. Nếu quy định này được áp dụng, chắc chắn nhiều lãnh đạo DNNN sẽ nộp đơn từ chức, ra khỏi DNNN”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Tuy áp lực lớn, song TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Việt Nam nên tán thành quy định này để tạo sức ép tái cấu trúc khu vực DNNN, vốn đang dẫm chân tại chỗ.

“Đây là cơ hội tốt để sàng lọc lại hệ thống DNNN, dù đó thực sự là thách thức lớn”, TS. Nghĩa khẳng định.

Cũng theo chuyên gia này, muốn thích nghi với những quy định mới của TPP, Việt Nam cần sửa đổi Luật Doanh nghiệp hoặc phải có bộ luật riêng về DNNN.

Dệt may ngoại nôn nóng đón sóng TPP
Trong khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành dệt may đang tăng tốc đầu tư nhằm đón “sóng” Hiệp định...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư