
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
VASEP đề nghị bổ sung thêm các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trong cả hoạt động kinh doanh, chế biến thủy sản vào mục “Đối tượng áp dụng” tại Khoản 1 Điều 2 của Dự thảo. |
Cụ thể, sau khi tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp hội viên, VASEP đề nghị bổ sung thêm vào mục “Đối tượng áp dụng” tại Khoản 1 Điều 2 của Dự thảo. Theo đó, các đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trong cả hoạt động kinh doanh, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
Theo VASEP, ngành thủy sản Việt Nam đang tạo ra trên 4 triệu việc làm cho tất cả các lĩnh vực, từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến, bảo quản, xuất khẩu thủy sản và các dịch vụ hỗ trợ có liên quan. Dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thủy sản của toàn ngành.
Tính đến hết tháng 3/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động trong ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng cả đến các ngành chế biến, kinh doanh thủy sản và các dịch vụ có liên quan khác, cần được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, VASEP đề nghị bổ sung nội dung của Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo để cho phép doanh nghiệp chậm nộp thuế năm 2019 đến hết năm 2020 và không tính lãi chậm nộp.
Cho phép điều chỉnh giá thuê đất giảm xuống 20-40%, đồng thời cho phép kéo dài thời hạn thuê đất thêm ít nhất 6 tháng đến 1 năm đối với các kỳ hạn thuê đất ngắn hạn, nhằm để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và yên tâm sản xuất kinh doanh cũng như có đủ thời gian để phục hồi sản xuất sau đại dịch.
Ngoài ra, VASEP cũng đề nghị bổ sung thêm vào Điều 3 của Dự thảo một khoản riêng về thuế VAT, theo đó cho phép hoãn nộp thuế VAT cho các doanh nghiệp (thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định) trong năm 2020 và không tính lãi chậm nộp. Bởi trong Dự thảo chưa có các chính sách hỗ trợ về thuế VAT cho doanh nghiệp, chỉ mới có các chính sách hỗ trợ về thuế VAT cho hộ gia đình và cá nhân kinh doanh…
VASEP mong muốn Bộ Tài chính xem xét các ý kiến góp ý nêu trên để bổ sung sửa đổi hợp lý Dự thảo Nghị định nhằm kịp thời hỗ trợ giải quyết, giảm bớt các khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan yên tâm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và giúp doanh nghieeoj nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả cho việc thực thi Nghị định trong thực tế.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower