
-
Doanh nghiệp Nhà nước được quyền đầu tư bất động sản, bỏ tư duy “không quản được thì cấm”
-
Từ năm 2027 áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, tăng thuế với rượu bia, thuốc lá
-
Vẫn băn khoăn hiến định đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh
-
Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới theo tiêu chí 2021-2025
-
Tăng tốc phát triển, Bến Tre đặt mục tiêu GRDP đạt 8% -
HĐND Thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết về đất đai và giám sát
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Duy Linh. |
Đây là con số được nêu tại báo cáo thẩm tra về tình hình nợ công năm 2023, dự kiến năm 2024 và sơ kết 3 năm kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Nội dung này được báo cáo Quốc hội tại phiên họp chiều 23/10.
Cơ quan của Quốc hội cho biết, Chính phủ dự kiến nhu cầu huy động cả năm 2023 ước đạt 604.379 tỷ đồng (bằng 93,8% kế hoạch), vay về cho vay lại ước 14.626 tỷ đồng, đạt 62,5% kế hoạch, đáp ứng nhu cầu vay để bù đắp bội chi NSNN và trả nợ gốc.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ được thực hiện đúng hạn, đầy đủ theo cam kết và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ giá các đồng tiền trong năm 2023 có biến động dẫn đến việc sử dụng dự toán bằng tiền đồng thấp hơn so với dự toán được giao.
Báo cáo thẩm tra cũng cho biết, các chỉ tiêu an toàn nợ công trong giới hạn trần và ngưỡng an toàn cảnh báo được Quốc hội quyết định. Dư nợ công khoảng 39-40% GDP, nợ Chính phủ khoảng 36-37%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 37-38%GDP; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/thu NSNN khoảng 20-21%, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ khoảng 7-8%.
Các chỉ tiêu về dự kiến vay, trả nợ Chính phủ bảo lãnh năm 2023, thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương trong hạn mức cho phép; vay, trả nợ Chính phủ bảo lãnh trong hạn mức được phê duyệt, bội chi ngân sách địa phương năm 2023 giảm so với dự toán được Quốc hội quyết định.
Cơ cấu nợ duy trì theo hướng tích cực: tỷ trọng vốn vay trong nước chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%) trong tổng mức vay.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý. Xu hướng phải vay để trả nợ gốc tăng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu.
Cụ thể, ông Mạnh cho biết, trong năm 2023, dự kiến vay để trả nợ gốc NSTW chiếm tỷ lệ cao (32,35%) trong cơ cấu tổng mức vay dự kiến là 589 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ này có xu hướng tăng trong dự kiến năm 2024 (khoảng 42,4%) cho thấy xu hướng phải tăng vay để trả nợ gốc.
Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân tăng so với năm 2022; các khoản vay mới đàm phán và ký kết kể từ năm 2022 hiện đã có mức lãi suất cao hơn, là thách thức lớn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, cơ quan thẩm tra nhận định.
Năm 2024, Chính phủ dự kiến tổng nhu cầu vay là 676.057 tỷ đồng, bao gồm: vay bù đắp bội chi NSTW là 372.900 tỷ đồng (chiếm 55,16%); vay để trả nợ gốc của NSTW khoảng 287.034 tỷ đồng (chiếm 42,46%); vay về cho vay lại là 16.123 tỷ đồng (chiếm 2,38%).
Với dự kiến vay, trả nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương và nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng như trên, trong trường hợp tăng trưởng GDP tích cực đạt chỉ tiêu Quốc hội giao, dự báo đến cuối năm 2024, dư nợ công khoảng 39-40% GDP, nợ Chính phủ khoảng 37-38% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38-39% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN khoảng 24-25%, đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép.
Cơ quan thẩm tra lưu ý, số tuyệt đối cũng như tỷ lệ vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN năm 2024 khoảng 24-25%, đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội; trong khi đây đã là “dự kiến trong trường hợp tăng trưởng GDP tích cực, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao”; tỷ lệ này trong các năm 2021-2023 đều ở mức thấp hơn 22%.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn vấn đề này, phân tích nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. Trong điều hành NSNN, Chính phủ cần dành nguồn tăng thu để tăng chi trả nợ gốc, tăng cường quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; đồng thời, Chính phủ cần lưu ý xây dựng kế hoạch, quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc NSNN; phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với khả năng giải ngân chi NSNN, trả nợ gốc của NSNN bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

-
Không sửa Điều 115 của Hiến pháp, giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND -
Hà Nội vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp với nhiều tình huống giả định -
Nghiên cứu để chính sách ưu đãi cho khu thương mại tự do Hải Phòng được áp dụng cho Đà Nẵng -
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền -
Bà Phạm Thị Thanh Mai được bầu làm Phó chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội -
Quyết định lịch sử tạo không gian phát triển mới cho đất nước -
Tỉnh Đắk Lắk mới bố trí lãnh đạo cấp phó sở, ngành làm việc tại Phú Yên cũ
-
Nhà phố thương mại trong lòng khu công nghiệp - xu hướng tất yếu của tương lai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An
-
Giải pháp nhà ở vừa túi tiền nở rộ tại khu vực giáp ranh TP.HCM
-
Meey Atlas theo đuổi hiện thực hóa tầm nhìn "Smart City trong lòng bàn tay"