Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
VCCI: Không thể để sóng cải cách lúc trồi, lúc sụt
Khánh Linh - 31/07/2018 14:06
 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ công khai kết quả rà soát pháp luật kinh doanh cứ 6 tháng một lần.
.
VCCI ra mắt Báo cáo Điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 

Lý giải sự có mặt lần đầu tiên của Báo cáo Điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, đây là một động thái từ phía doanh nghiệp để thúc đẩy cải cách thể chế.

“Chúng tôi nhìn thấy tính chu kỳ trong các đợt rào soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Có lúc thì cao trào, có lúc lại nguội lạnh. Cải cách phải được duy trì tính liên tục, chứ không thể lúc trồi, lúc sụt”, ông Lộc nói.

6 tháng đầu năm 2018, chính sách pháp luật về kinh doanh có sự thay đổi khá lớn do yêu cầu rà soát, cắt bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục quản lý chuyên ngành với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Chính phủ. Phần lớn các bộ, ngành đều đã đưa ra phương án cắt giảm, với tỷ lệ các điều kiện kinh doanh cắt giảm, bãi bỏ có thể lên tới ít nhất 50%.

Trong khảo sát của VCCI, Bộ Xây dựng đang đứng đầu với đề xuất bãi bỏ, cắt giảm 89,4%, tiếp sau là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (77,3%); thấp nhất là Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo (51,9%).

“Con số tỷ lệ là tích cực. Tuy nhiên, chúng tôi thấy góc nhìn, quan điểm của các bộ ngành không giống nhau ở cùng một vấn đề. Có bộ đồng ý bỏ các điều kiện về phương án kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng có bộ thì không. Ngay trong một bộ thì có văn bản thì theo tư duy quản lý hậu kiểm, có đề xuất lại trở lại tư duy tiền kiểm... Đây là những lo ngại mà chúng tôi muốn cảnh báo”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI phân tích.

Lo ngại này xuất phát từ cách thức rà soát văn bản của các bộ, ngành khi không thực sự tuân thủ theo các tiêu chí về điều kiện kinh doanh của Luật Đầu tư, cũng như không thống nhất tư duy quản lý nhà nước với các hoạt động doanh nghiệp. Sự không thống nhất này có thể thấy ngay trong 1 bộ, như trường hợp của Bộ Công thương phải dừng thực hiện đề xuất nghị định về quản lý ngành phân phối.

Đặc biệt, trong khảo sát của VCCI, khá nhiều dự thảo sửa đổi các nghị định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được gửi lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, cho dù đây là yêu cầu bắt buộc.

"Chúng tôi tin là các rà soát, đánh giá của chúng tôi cũng sẽ có ích cho các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước", ông Tuấn nói.

Bỏ 1 tăng 10, nhiều bộ chưa tích cực cắt giảm điều kiện kinh doanh
Khi bàn về điều kiện kinh doanh, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vẫn gọi đây là nỗi nhức...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư