-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
Không kiến nghị bỏ việc ghi mã ngành cấp bốn, nhưng thay chủ thể thực hiện
VCCI không kiến nghị bỏ việc ghi mã ngành cấp bốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi, bổ sung ngành nghề, bởi vì việc xác định ngành nghề trong thủ tục đăng ký kinh doanh nhằm phục vụ cho các mục tiêu quản lý nhà nước, VCCI nhấn mạnh trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 7 Dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Đây là quy định không mới, được kế thừa từ văn bản pháp luật hiện hành. Thực tế, trong quá trình xây dựng Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Nghị định 108/2018/NĐ-CP, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, VCCI đã nhiều lần phản ánh về những bất cập của quy định, thậm chí là đề xuất bãi bỏ việc ghi mã ngành này, nhưng chưa được ghi nhận.
Trong lần sửa đổi này, VCCI bày tỏ quan điểm dung hòa hơn. Cụ thể, VCCI kiến nghị giữ quy định ghi mã ngành cấp 4 khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đồng thời xác định chủ thể phải thực hiện việc ghi mã ngành này là cơ quan quản lý nhà nước thay vì yêu cầu doanh nghiệp.
Giải trình về kiến nghị này, VCCI cho rằng, cơ quan nhà nước có thể dựa vào các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký để xác định các nhóm, phân nhóm phù hợp để phục vụ cho mục tiêu thống kê hoặc các mục tiêu quản lý khác.
Hơn thế, VCCI cũng nói rõ, dù doanh nghiệp đăng ký ngành nghề nào có hay không trong có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, miễn là không phải là ngành nghề cấm kinh doanh, thì doanh nghiệp cũng sẽ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, xét ở góc độ doanh nghiệp, việc xác định mã ngành nghề nào tại thời điểm đăng ký kinh doanh là ít ý nghĩa.
Vì vậy, VCCI cũng kiến nghị nếu Ban soạn thảo tiếp tục chưa ghi nhận kiến nghị này thì trong Điều 7 Dự thảo cần phải xác định rõ ràng trong quy định để hạn chế đến mức thấp nhất rào cản có thể có đến từ công tác thực thi khi thực hiện đăng ký kinh doanh.
Chưa rõ trường hợp đăng ký ngành nghề chưa có tên
Cụ thể, VCCI chưa hoàn toàn đồng ý với nội dung Khoản 5 Điều 7 Dự thảo quy định: “Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới”.
Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp này cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ghi ngành nghề vào cơ sở dữ liệu trước rồi doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh, hay là cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề mới này rồi mới ghi nhận vào cơ sở dữ liệu?
Trên thực tế, doanh nghiệp phản ánh, đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn: Tạm thời bỏ ngành nghề đăng ký ra khỏi hồ sơ đăng ký/thay đổi để cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó doanh nghiệp quay lại thực hiện việc bổ sung. Tuy nhiên, cách thực thi này đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tinh thần cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục này.
Để đảm bảo tính minh bạch và quyền tự do kinh doanh, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại khoản 5 Điều 7 theo hướng, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đăng ký kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đây là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm, có ý kiến. Mới đây, trong Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo do VCCI và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, nhiều doanh nghiệp tiếp tục phản ánh những khó khăn, thậm chí tùy tiện trong thực hiện quy định trên trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Theo bà Trần Thị Thanh Huyền, Luật sư thành viên, Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, việc được chấp thuận hay không phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan đăng ký kinh doanh từng địa phương. “Thực tế, vướng mắc này đang là vấn đề “nhức nhối” cho doanh nghiệp, trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp quy định: doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà Luật không cấm”, bà Huyền nói.
Đây cũng là lý do bà Huyền không ủng hộ Dự thảo bổ sung quy định tại khoản 8 về việc ghi ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (theo quy tắc ghi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp).
“Nội dung bổ sung này là không cần thiết, có thể gây lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đã có quy định: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Do vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp đang ghi nhận ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã được cấp phép và không có bất kì vướng mắc gì. Đề nghị bỏ nội dung bổ sung tại khoản 8 Điều 7”, bà Huyền kiến nghị với Ban soạn thảo.
VCCI cũng đồng tình với đề xuất này, ghi nhận trong văn bản góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1%
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam