-
Đà Nẵng mời doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn hơn 818 tỷ đồng
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư -
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp
![]() |
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đưa vào khai thác đã rút ngắn khoảng 1/2 thời gian lưu thông và tiết kiệm 15% chi phí vận tải so với lưu thông theo tuyến quốc lộ cũ. |
Trong thông cáo phát đi vào chiều nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC cho biết, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 về việc không tăng phí BOT, với mong muốn chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, VEC quyết định chưa điều chỉnh mức phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Ông Mai Tuấn Anh – Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết: “Hiện sức ép hoàn vốn Dự án đối với VEC là rất lớn nhưng trước chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và để tri ân với các doanh nghiệp vận tải đã sử dụng dịch vụ của Tổng công ty, chúng tôi quyết định chưa tăng phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trong dịp này. Để bù đắp các khoản thiếu hụt có thể xảy ra do việc lùi thời hạn tăng phí, VEC sẽ tăng cường áp dụng biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm các nguồn thu khác để bổ sung”.
Trong quá trình quản lý, khai thác vận hành, VEC cam kết tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hướng tới mục tiêu “Vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp".
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, được khởi công ngày 07/01/2006. Giai đoạn 1 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (từ đầu tuyến nút giao Đại Xuyên đến nút giao Liêm Tuyền (Km210 – Km230+700)) được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa vào khai thác từ ngày 14/11/2011, và đến ngày 30/6/2012 đã hoàn thành toàn bộ và đưa vào khai thác toàn tuyến dài 50km.
Từ cuối tháng 12/2015, VEC đã hoàn thành việc bổ sung lớp bê tông nhựa tạo nhám cùng với các hạng mục phụ trợ như an toàn giao thông, mở rộng trạm thu phí, hệ thống kiểm soát, điều hành giao thông thông minh (ITS)… để nâng cao hiệu quả khai thác và hiện đại hóa tuyến đường, tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc được phép chạy với tốc độ tối đa 120km/h kể từ ngày 20/02/2016.
Kể từ khi đưa vào khai thác, tính đến đầu tháng 6/2016, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã phục vụ an toàn khoảng 28 triệu lượt phương tiện; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, góp phần hình thành và thúc đẩy các ngành nghề, các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển; tăng cường giao thương hàng hóa, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng chung của các địa phương và xã hội; tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực; góp phần giảm ách tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1…
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đưa vào khai thác đã rút ngắn khoảng 1/2 thời gian lưu thông và tiết kiệm 15% chi phí vận tải so với lưu thông theo tuyến quốc lộ cũ. Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư xây dựng song song với tuyến Quốc lộ 1. Hiện nay, các phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 1 được hoàn toàn miễn phí, tạo thêm cơ hội cho người tham gia giao thông lựa chọn tuyến đường đi phù hợp với lộ trình và thời gian di chuyển trên đường.
Để đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, bên cạnh 1.000 tỷ vốn điều lệ, VEC đã phải huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước như Trái phiếu công trình và một số khoản vay thương mại khác và phải thu phí để hoàn vốn. Do đó, VEC luôn phải chịu sức ép rất lớn về thời gian trả nợ, lãi vay, chênh lệch tỷ giá…đã được xác định trong phương án tài chính; cũng như phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vì những lý do nói trên, vào cuối tháng 3/2016, để nâng cao hiệu quả hiệu quả đầu tư dự án, bù đắp một phần chi phí trượt giá và tổ chức khai thác vận hành ngày một tốt hơn theo xu thế văn minh, hiện đại, VEC đã xin phép Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức thu phí đối với các xe loại theo hướng tăng thêm 500 đồng/phương tiện/km. Mặt khác, theo phương án tài chính của Dự án (đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt), ngày 01/07/2016 cũng là thời điểm Dự án được phép điều chỉnh mức phí.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh