-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Các đại biểu bấm nút khai trương thu phí tự động không dừng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình |
Thành lập tháng 10/2004, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là doanh nghiệp nhà nước đầu tư, quản lý khai thác, bảo trì và thu phí hoàn vốn hệ thống đường cao tốc quốc gia.
Với việc đưa vào vận hành, khai thác 485 km, thuộc 4/5 dự án đường cao tốc, chiếm 42% tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc quốc gia, VEC đã và đang tạo sự chuyển biến về kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương có tuyến cao tốc chạy qua.
Năm 2022, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của Covid-19, song với sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) và Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên VEC đã quán triệt thực hiện phương châm của Chính phủ: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, đồng lòng, nỗ lực vượt khó và đạt được những kết quả đáng khích lệ, làm tiền đề cho hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp trong thời gian tới.
Để ghi nhận những nỗ lực không ngừng của VEC, mới đây, Chủ tịch CMSC đã xếp loại Công ty mẹ - VEC đạt doanh nghiệp loại A năm 2021. Theo CMSC, VEC là một trong số ít doanh nghiệp thuộc cơ quan này đạt lợi nhuận dương năm 2021.
Doanh thu thu phí tăng ấn tượng
Với tư cách là đơn vị có năng lực bậc nhất cả nước về khai thác, vận hành đường cao tốc, thời gian vừa qua, VEC tiếp tục duy trì ổn định, bảo đảm vận hành, khai thác an toàn, thông suốt 4 tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác.
“Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý khai thác đường cao tốc luôn được VEC chú trọng triển khai thực hiện. Đồng thời, 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý cũng được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, thực hiện sửa chữa định kỳ kịp thời, khắc phục hư hỏng đột xuất, đảm bảo chất lượng khai thác”, ông Trương Việt Đông, Chủ tịch HĐTV VEC cho biết.
Trong năm 2022, tổng lưu lượng xe lưu thông trên 4 tuyến cao tốc của VEC ước đạt 53 triệu lượt, tăng 46,3% so với năm 2021. Cụ thể, so với năm 2021, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đạt 2,1 triệu lượt, tăng 10,3%; cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đạt 19,2 triệu lượt, tăng 39,1%; cao tốc Nội Bài - Lào Cai đạt 13,6 triệu lượt, tăng 43,1%; cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đạt 18,1 triệu lượt, tăng 64,1%. Tổng doanh thu thu phí của VEC ước đạt 4.422 tỷ đồng, hoàn thành 115% kế hoạch năm 2022 và tăng 31% so với năm 2021.
Để hỗ trợ công tác quản lý khai thác trên 4 tuyến cao tốc, VEC đã và đang sử dụng các dịch vụ quản lý vận hành đa dạng, công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả đầu tư. Kể từ ngày 1/8/2022, VEC đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) trên các tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư.
Tái cơ cấu mô hình tổ chức
Nhằm tăng hiệu quả đầu tư và bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, nâng cao năng lực vận hành cho 4 tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác, trong năm 2022, VEC đã đề xuất, kiến nghị CMSC, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng đoạn Đại Xuyên - Liêm Tuyền từ quy mô 4 làn xe lên 6 làn xe trong giai đoạn I của Dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình và phương án đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai (đoạn Yên Bái - Lào Cai).
Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, CMCS và Bộ GTVT, VEC đã cơ bản tháo gỡ xong các vướng mắc về vốn để tái khởi động Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Phát huy vai trò là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong đầu tư, phát triển và khai thác vận hành mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia, VEC đã xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án Chủ trương về phương án tái cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động, trong đó, làm rõ chiến lược phát triển; kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025