-
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp
-
Hai cảng hàng không lớn của Việt Nam vào danh sách 100 sân bay tốt nhất thế giới
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/4/2025
-
Vietnam Airlines: Đón cú hích cho chiến lược cân bằng thương mại Việt - Hoa Kỳ
-
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi -
FPT Long Châu và Báo Nhân Dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
Trong 3 tháng đầu năm 2025, cơ quan hải quan bắt giữ, xử lý 3.876 vụ vi phạm về pháp luật hải quan, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024.
Cục Hải quan cho hay, trong 3 tháng đầu năm 2025, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 3.876 vụ vi phạm về pháp luật hải quan. Lượng vi phạm này tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024) với trị giá hàng hoá vi phạm ước tính khoảng 8.464,6 tỷ đồng.
Cơ quan hải quan đã chuyển các đơn vị chức năng khởi tố 22 vụ (giảm 26,7% so với cùng kỳ 2024). Số thu ngân sách nhà nước từ các vi phạm là 281,3 tỷ đồng.
![]() |
Công chức hải quan giám sát hàng nhập khẩu (Ảnh: T.H) |
Cũng theo Cục Hải quan, phương thức, thủ đoạn vi phạm chủ yếu được ghi nhận thời gian qua chủ yếu là khai báo không đúng tên hàng, đơn vị tính, chất lượng hàng hóa đối với các mặt hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu của cơ quan hải quan nhằm mục đích áp mức giá thấp, làm giảm số thuế phải nộp.
Một số vụ việc, doanh nghiệp khai báo tên hàng không đầy đủ các yếu tố, ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá của hàng hóa như: nhãn hiệu, kích cỡ, chủng loại, chất lượng, công dụng... dẫn đến xác định dấu hiệu nghi vấn và xác định trị giá tính thuế không chính xác.
Đối với hàng xuất khẩu, khi doanh nghiệp nhận được thông tin phân luồng (miễn kiểm tra thực tế hàng hoá) có thể đưa những container hàng hoá không đúng với khai báo để xuất khẩu. Một số đối tượng lợi dụng chính sách ưu đãi trong gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc gia công không đúng mẫu nguyên liệu đăng ký; xuất khẩu nguyên phụ liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất trả sản phẩm...
Các gian lận phổ biến khác như: gian lận xuất xứ, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; lợi dụng các quy định về đơn giản hóa các thủ tục thành lập DN để làm giả giấy tờ, thành lập “doanh nghiệp ma”, thuê giám đốc, thuê người làm thủ tục hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm, hàng có giá trị cao… sau đó chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn.
Trước tình hình trên, Cục Hải quan đã phối hợp các lực lượng chức năng đồng loạt thực hiện các kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; ban hành các văn bản hướng dẫn cảnh báo toàn ngành trong đấu tranh với các loại tội phạm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi -
Gió thuận chiều cho thị trường hàng không Việt -
FPT Long Châu và Báo Nhân Dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt -
Ra mắt Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Sứ mệnh mới, tầm nhìn mới -
Tập đoàn Suedwolle Group (Đức) khai trương Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận vốn 21 triệu USD -
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi -
Quý I/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 18,6%
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản