
-
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
-
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
-
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày
-
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ -
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng Chương trình phát triển đô thị sau sáp nhập
Tại cuộc họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) sáng 9/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.
Mặc dù duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam trong năm nay và năm sau, báo cáo này cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng - khi các dự báo này được tính toán trước khi Hoa Kỳ công bố các biện pháp thuế quan.
“Tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, sản xuất cho xuất khẩu phục hồi tích cực và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức cao đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024”, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Shantanu Chakraborty, việc Hoa Kỳ công bố áp thuế gần đây, cùng những bất ổn toàn cầu đang tiếp diễn, có thể đặt ra các thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
![]() |
Họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO). Ảnh: K.T |
ADB nhận định, căng thẳng thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Môi trường kinh tế toàn cầu, với xung đột thương mại và căng thẳng địa chính trị gia tăng, có thể tác động đáng kể đến ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Sự quay trở lại của chính sách bảo hộ dưới thời chính quyền mới của Mỹ có thể làm giảm cầu thế giới đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là khi có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Mặc dù thuế quan toàn cầu tăng, nhu cầu đối với các hàng hóa nông sản và các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp duy trì xuất khẩu. Nông nghiệp dự kiến tiếp tục tăng trưởng vững chắc ở mức 3,2% trong năm 2025.
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế mới mà khả năng Việt Nam bị áp thuế có thể ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, do các nhà đầu tư tạm dừng lại để xem xét. Điểm tích cực là nhà đầu tư nước ngoài luôn lập kế hoạch và ra quyết định với tầm nhìn dài hạn, nên việc tạm dừng để xem xét có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Những bất ổn bên ngoài như leo thang thuế quan, các biện pháp trả đũa, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraina và tình trạng bất ổn đang tiếp diễn tại Trung Đông, có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn tới trung hạn.
Thêm vào đó, sự tăng trưởng chậm lại tại Hoa Kỳ và Trung Quốc - các đối thương mại lớn của Việt Nam, có thể ảnh hưởng hơn nữa tới triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chính phủ Việt Nam đã có phản ứng tương đối nhanh với động thái công bố thuế quan mới của Hoa Kỳ. Ông Hùng đánh giá, việc Chính phủ chú trọng thúc đẩy, tăng đầu tư công vào lĩnh vực hạ tầng, khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo là đúng hướng.
“Chính phủ Việt Nam đã đặt ra kế hoạch đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, điều này có thể giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro từ bên ngoài”, ông Chakraborty nói thêm.
Ông Chakraborty nhận định, cải cách thể chế toàn diện gần đây và nỗ lực tăng cường hiệu quả được xem là những bước đi tích cực để tinh gọn hoạt động của chính phủ và thúc đẩy phát triển kinh tế. Nếu thành công, những cải cách này có thể tăng cường hiệu quả bằng cách cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện dịch vụ công, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.
Ngoài ra, khi các động lực kinh tế toàn cầu thay đổi, những lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao giá trị gia tăng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng thay đổi.
Nắm bắt được những hạn chế và thách thức liên quan tới việc mở rộng sự tham gia và nâng cao giá trị gia tăng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu là điều rất quan trọng để cải thiện lộ trình phát triển kinh tế và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của đất nước, ông Shantanu Chakraborty nói.

-
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân
-
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
-
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày
-
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ -
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng Chương trình phát triển đô thị sau sáp nhập -
Hà Nội đánh giá mô hình chính quyền mới sau 15 ngày hoạt động -
Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải "mục tiêu bất khả thi" -
Xuất khẩu cà phê xác lập kỷ lục mới 5,4 tỷ USD -
ABAC là cầu nối quan trọng giữa khu vực tư nhân và các nhà lãnh đạo APEC -
Quảng Trị gấp rút hoàn thành sớm các công trình cơ sở lưu trú phục vụ cán bộ
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng