Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Vì sao Bộ Tư pháp chưa bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội?
Anh Trung - 16/10/2015 16:38
 
Trước thông tin mà một số báo đã đăng tải về việc gần 7000 văn bản quy phạm pháp luật vi phạm khi ban hành, sáng nay 16/10, tại cuộc họp báo Quý III, Bộ Tư pháp đã chính thức đính chính thông tin trên.

Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thừa nhận con số trên là đúng và được trích theo báo cáo của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, ông cho rằng với các văn bản vi phạm thì phải xét xem là văn bản vi phạm về mặt nào, vi phạm về căn cứ, thể thức, kỹ thuật, thẩm quyền hay nội dung. Ông Ba khẳng định chỉ có hơn 300 văn bản vi phạm khi ban hành là có sai sót về mặt nội dung, còn lại chủ yếu sai về hình thức. Con số hàng nghìn văn bản mà báo chí đưa gây ra cách hiểu sai, không rõ, và có thể gây "xúc động" mạnh trong xã hội.

Cũng tại cuộc họp báo, khi phóng viên thông tin về việc ông Nguyễn Văn Chấn đến nay vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, Bộ tư pháp đã nhận được báo cáo rằng vụ việc đã được giải quyết, tuy nhiên ông cũng không hề biết ông Chấn chưa nhận được tiền bồi thường. Ông xin ghi nhận và sẽ kiểm tra rõ xem còn mắc ở khâu nào và có thông tin lại với báo chí vào tuần sau. "Theo báo cáo chúng tôi nhận được là đã giải quyết. Tuần sau, Cục Bồi thường nhà nước sẽ xem lại và cung cấp thông tin để làm rõ vướng mắc ở khâu nào"- người phát ngôn Bộ Tư pháp nói.

Ông Trần Tiến Dũng đồng thời trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao ông Lê Đình Vinh vẫn chưa được bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội trong khi 2 người trúng tuyển cùng kỳ thi ở vị trí khác đã được điều hành công việc từ lâu. Theo ông Dũng, nguyên nhân của sự việc này là do có đơn kiến nghị, khiếu nại đối với về cá nhân ông Vinh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu xác minh sự việc, Bộ nhận định đây là thư nặc danh và không có tính xây dựng, không đại diện cho tập thể cán bộ nhà trường. Vụ việc đã được Bộ báo cáo lại cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

a
Ông Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

 

Đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trước lo ngại liệu cá nhân có thể trốn trách nhiệm hình sự bằng cách lẩn vào pháp nhân, ông Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính khẳng định việc này là không thể. Ông cho biết, điều 71 dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã quy định rõ, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân không hề loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Pháp nhân cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ ba điều kiện là: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

Thông tin thêm về việc chuyển án phạt tiền thành phạt tù nếu không chấp hành, "bao nhiêu tiền thành bao nhiêu tù", ông Dũng cho biết: "Ở, nước ngoài có quy chuẩn ngày công lao động rất rõ ràng, nên họ căn cứ vào đấy để quy đổi, rất dễ dàng cho việc chuyển đổi án phạt. Tuy nhiên ở nước ta chưa có quy chuẩn này, nên việc này sẽ được trao quyền cho thẩm phán, thẩm phán sẽ là người quyết định dựa trên khung hình phạt tương đương". 

Trong quý III/2015, Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo 3 luật và 1 pháp lệnh, đó là Luật Tiếp cận thông tin, Luật Ban hành quyết định hành chính, Luật Đấu giá tài sản và Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp. Về kết quả công tác thi hành án dân sự, tính từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015, về việc: đã giải quyết 533.985 việc, về tiền: đã giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết gần 43.000 tỷ. Cũng trong năm 2015 số tiền nhà nước phải bồi thường là hơn 42 tỷ đồng...

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư