-
Phú Yên cần huy động tổng vốn đầu tư 298.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2030 -
Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C -
Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2 -
Kiến nghị gỡ khó về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư cao tốc -
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng
Vốn tăng chậm, Hà Nội hạ chỉ tiêu
Theo số liệu mới nhất từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, tổng vốn đầu tư, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp (KCN) tại Hà Nội 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 70 triệu USD, bằng 42% cùng kỳ năm 2014 và đạt 30% kế hoạch cả năm 2015.
Trong đó, các dự án đăng ký đầu tư mới đều có quy mô nhỏ. Tính cả 12 dự án FDI đăng ký từ đầu năm đến nay mới đạt gần 9 triệu USD. Các dự án này chủ yếu của nhà đầu tư Hàn Quốc thuê lại nhà xưởng của doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động.
Số dự án FDI đăng ký đầu tư mở rộng cũng không nhiều, có khoảng 20 dự án, trong đó có chỉ có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn trên 10 triệu USD.
Ông Phạm Khắc Tuấn, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội thừa nhận, số vốn thu hút đầu tư đạt khá thấp. “Lý do chính là giá chuyển nhượng hạ tầng và giá thuê đất tại các KCN của Hà Nội cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các địa phương lân cận”, ông Tuấn lý giải.
Ngoài ra, theo ông Tuấn, việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư năm 2014 những tháng đầu còn nhiều lúng túng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thu hút đầu tư của Hà Nội.
Trước thực trạng này, tại Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2015, Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội đã hạ chỉ tiêu thu hút đầu tư vào KCN xuống còn 120 triệu USD.
Vì đâu nên nỗi?
Đi kèm chỉ tiêu mới là 120 triệu USD, Hà Nội đã công bố danh mục 11 dự án thu hút đầu tư, trong đó mục tiêu hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 90% tổng chỉ tiêu. Các dự án này tập trung ở các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành y tế, du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, phát triển vật liệu mới, phát triển cơ sở hạ tầng…
Để hoàn thành kế hoạch trên, ông Nguyễn Gia Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP. Hà Nội cho biết, Hà Nội xác định rõ phải cải thiện môi trường đầu tư, đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về số thủ tục hành chính, thời gian thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, thời gian khởi sự kinh doanh.
“Tôi tin rằng, những thay đổi cụ thể, từ đơn giản hóa thủ tục hành chính đến việc công bố rộng rãi và cập nhật các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,… sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Hà Nội trong mắt các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Phương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đây là công việc không dễ với Hà Nội. Cuộc khảo sát do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) thực hiện gần đây cho thấy, lý do các nhà đầu tư chọn Hà Nội để đầu tư chủ yếu vì cơ hội kinh doanh (65%). Các yếu tố còn lại đều không cao, cơ sở hạ tầng 29%, chất lượng nguồn lao động 19%, quy mô thị trường 39%. Đặc biệt, tính hấp dẫn từ chất lượng điều hành tốt chỉ chiếm 3%.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phân tích, cơ hội để Hà Nội thu hút được các dự án chất lượng cao, công nghệ cao là rất khó. “Nhà đầu tư trong lĩnh vực này thường quan tâm hơn đến chất lượng điều hành của chính quyền địa phương”, ông Tuấn nói.
Có thể thấy thực tế này qua sự chuyển dịch của dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao ở các địa phương lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng với hàng loạt dự án tỷ đô của Samsung, LG, Posco… song chưa có dự án nào dừng chân tại Hà Nội.
-
Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Làm rõ tham số tài chính Dự án Cảng hàng không Sa Pa -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam