
-
Ông Nguyễn Ngọc Tú giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng
-
Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ
-
Bí thư Thị ủy Đông Hòa giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Phú Yên
-
Sau sắp xếp, số lượng cấp phó có thể được vượt quy định tối đa trong 5 năm -
Hà Nội: Thông tin đối ngoại là yếu tố chiến lược trong hội nhập quốc tế
![]() |
Kết quả sau 10 năm liên tục lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu dễ làm cho không ít người làm công tác quản lý, điều hành chủ quan nghĩ rằng, việc tiếp tục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của năm nay sẽ có đà thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới đây cao hơn, đòi hỏi phải có các giải pháp “kích cầu” kèm theo. Các giải pháp tuy có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng gây áp lực đối với lạm phát.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân sau nhiều năm ở mức thấp, trong đó có một số loại hàng hóa, dịch vụ năm 2024 tăng thấp, làm cho số gốc so sánh thấp và tốc độ tăng của năm 2025 cao hơn, như may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình, giao thông, văn hóa, du lịch, thậm chí có loại còn giảm như bưu chính, viễn thông.
Thực tế, diễn biến của tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân của tháng đầu năm 2025 cao hơn cùng kỳ năm trước (3,63% so với 3,77%). Giá nhập khẩu một số mặt hàng tăng, làm cho giá nhập khẩu tính bằng USD tăng. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (3,98% so với 3,69%), cũng làm cho giá của các mặt hàng trên tính bằng VND tăng kép và tạo áp lực lên lạm phát.
Bên cạnh đó, diễn biến trên thị trường thế giới vẫn khó lường. Đầu tư công tăng, với quy mô lớn lên đến trên 900.000 tỷ đồng; tiền lương được cải cách; lương hưu tiếp tục tăng... Áp lực đối với lạm phát còn đến từ các yếu tố nội tại của lạm phát, trong đó có chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế cải thiện còn chậm. Hiệu quả đầu tư còn thấp, thể hiện ở Hệ số ICOR tuy đã thấp xuống, nhưng còn khá cao (khoảng 5 lần so với 3 lần của nhiều nước).
Có nhiều giải pháp để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, nhưng cần tập trung chủ yếu vào các yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Trong đó, yếu tố tổng quát, cơ bản của lạm phát là quan hệ giữa sản xuất và sử dụng, giữa cung và cầu ở trong nước. Để giảm áp lực đối với lạm phát, phải tăng trưởng sản xuất, tăng cung ở trong nước, mới thực hiện được quan hệ cân đối giữa sản xuất với sử dụng, giữa cung và cầu.
Một yếu tố quan trọng của lạm phát là chi phí đẩy. Ngoài các yếu tố trong nước, chi phí đẩy còn chủ yếu do giá nhập khẩu tính bằng USD, cộng hưởng với sự tăng lên của giá USD ở Việt Nam khi tính giá nhập khẩu bằng VND. Giá nhập khẩu tính bằng USD gần như nằm ngoài sự tác động của Việt Nam, nhưng nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương, thì cao hơn tỷ giá hối đoái thực tế.
Để cạnh tranh giá thấp và để xuất siêu hoặc hạn chế nhập siêu, thông thường các nước phá giá đồng nội tệ, bởi tỷ giá nội tệ/USD tăng là một trong những yếu tố có lợi cho xuất khẩu, bất lợi cho nhập khẩu. Tuy vậy, nếu phá giá thì dễ bị quy cho là “thao túng tiền tệ” với nhiều hậu quả khó lường.
Do vậy, cần hết sức cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá VND/USD, thậm chí có thể cho biến động chậm lại để chờ tỷ giá sức mua tương đương tăng lên. Trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu, nên chọn những thị trường có chênh lệch tỷ giá thấp hơn để phát huy lợi thế giá rẻ. Điều quan trọng, cần tiếp tục duy trì xuất siêu hàng hóa và giảm thiểu nhập siêu dịch vụ để vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao, vẫn phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa, nhưng cần cẩn trọng về liều lượng và quan tâm đến hiệu ứng phụ. Cụ thể, cẩn trọng trong tăng trưởng tín dụng, khi dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khá cao. Giảm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
Cùng với đó, tăng tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn từ thị trường khi VN-Index đã cách đỉnh trên 1.500 điểm khá xa và khá lâu. Thu hút ngân sách cần tính đến “khoan thư sức dân”, chi ngân sách cần tính đến “nuôi dưỡng nguồn thu”, đặc biệt là giảm thiểu lãng phí, thất thoát...

-
Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn -
Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ -
Bí thư Thị ủy Đông Hòa giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Phú Yên -
Sau sắp xếp, số lượng cấp phó có thể được vượt quy định tối đa trong 5 năm -
Hà Nội: Thông tin đối ngoại là yếu tố chiến lược trong hội nhập quốc tế -
Thủ tướng New Zealand thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN -
Phó thủ tướng giao Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển Sâm Ngọc Linh
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
2 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
3 Chính thức phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
-
4 Thống đốc: Nếu lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/2
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu