-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Cuối tuần trước, hơn 600 khách mời, bao gồm các nhà kinh tế, quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông… đã tham dự Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” 2024 do Ngân hàng UOB tổ chức tại TP.HCM.
Đây là năm đầu tiên Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam sau hai năm diễn ra tại Singapore và Indonesia. Với chủ đề “ASEAN: Giao điểm hội nhập kinh tế thế giới”, Hội nghị bàn sâu về tiềm năng và cơ hội to lớn của ASEAN và Việt Nam.
Sự kiện gồm hai phiên thảo luận chính cùng ba phiên thảo luận chuyên đề |
ASEAN: Khu vực đang trỗi dậy mạnh mẽ
Trong diễn văn khai mạc chương trình, ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Singapore nhấn mạnh, ASEAN đang trên đà trở thành một trong những thị trường lớn nhất thế giới vào năm 2030. Với chiến lược kết nối tới các thị trường toàn cầu quan trọng, các hiệp định thương mại tự do giúp giảm thiểu rào cản gia nhập thị trường, dân số đông và trẻ, cùng với tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, khu vực này đang thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kỷ lục.
Năm ngoái, ASEAN đã đạt mức kỷ lục 226 tỷ USD về thu hút FDI, tăng 1% so với năm trước, trong khi FDI toàn cầu giảm 2%. ASEAN đã trở thành điểm đến FDI lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ (310 tỷ USD) và vượt qua Trung Quốc (160 tỷ USD). Điều này khẳng định sức hấp dẫn của ASEAN trong bối cảnh tổng GDP của khu vực đạt 3.600 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
Chia sẻ trong phiên thảo luận “Đổi mới sáng tạo và Phát triển bền vững: Động lực kép thúc đẩy tăng trưởng khu vực ASEAN”, ông William Fung, Phó chủ tịch Tập đoàn Fung Group đánh giá về tiềm năng của ASEAN trước làn sóng Trung Quốc +1. “Đối với các doanh nghiệp công nghiệp dịch chuyển từ Trung Quốc, ASEAN là điểm đến hiển nhiên tiếp theo để tránh các rủi ro về thuế quan tiềm ẩn. Cơ hội thực sự nằm ở khu vực này”, ông nói.
Năm ngoái, lần đầu tiên trong vòng 1 thập kỷ, ASEAN đã thu hút nhiều FDI hơn Trung Quốc, khi các nhà sản xuất toàn cầu áp dụng chiến lược chuỗi cung ứng Trung Quốc+1 để giảm thiểu tác động từ căng thẳng Washington - Bắc Kinh.
Đồng ý với nhận định của ông William Fung, ông Frederick Chin, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán buôn và các thị trường, Ngân hàng UOB Singapore cho rằng, có 3 cơ hội rõ ràng cho ASEAN. “Đầu tiên, ASEAN là cơ sở sản xuất cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Thứ hai, sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số được dự đoán sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Nền kinh tế xanh ở khu vực cũng được dự đoán cần khoản đầu tư 1.500 tỷ USD vào năm 2030. Do đó, không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để đầu tư vào ASEAN”, ông Frederick Chin nhấn mạnh.
Theo ông Frederick Chin, Ngân hàng UOB đã thấy một số khách hàng áp dụng chiến lược Trung Quốc+1 bằng cách đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới để phục vụ nhu cầu của thị trường rộng lớn hơn. Chẳng hạn, một số cơ sở sản xuất mới được thành lập trên khắp ASEAN, trong các lĩnh vực như sản phẩm tiêu dùng điện ở Thái Lan và Việt Nam, chất bán dẫn ở Singapore và Malaysia, ngành công nghiệp niken ở Indonesia, ô tô điện ở Thái Lan…
Với vai trò là một mắt xích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khu vực, những năm qua, UOB đã phát huy vai trò của mình tại khu vực ASEAN khi xúc tiến nguồn vốn FDI đi vào khu vực; giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư tại khu vực, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu Net Zero.
Ông Frederick Chin chia sẻ, trong thập kỷ qua, đơn vị tư vấn FDI của UOB đã tư vấn cho gần 4.500 công ty mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là ở ASEAN. Ngân hàng cũng đầu tư vào một nền tảng chuỗi cung ứng tích hợp để kết nối các doanh nghiệp trên toàn bộ hệ sinh thái trong chuỗi giá trị của chuỗi cung ứng. UOB đã thành lập một ban chuyên trách ESG với các chuyên gia trong lĩnh vực để tư vấn cho khách hàng điều hướng quá trình chuyển đổi ESG.
“Ngày nay, chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng cho từng doanh nghiệp riêng lẻ. Thay vào đó, chúng tôi phục vụ toàn bộ hệ sinh thái dọc theo chuỗi cung ứng từ người mua đến người bán. Chúng tôi cũng đầu tư vào một nền tảng kỹ thuật số tích hợp đồng nhất để cho phép các doanh nghiệp kết nối chuỗi cung ứng từ điểm này đến điểm khác, từ mua sắm đến bán hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của họ”, ông Frederick Chin giải thích.
Với mạng lưới rộng lớn nhất khu vực ASEAN, ông Frederick khẳng định, UOB có vị thế chiến lược để giúp các doanh nghiệp trong khu vực kết nối với nhau, với Trung Quốc và với phần còn lại của thế giới.
Việt Nam: Tâm điểm kinh tế sáng giá của ASEAN
Phát biểu tại sự kiện, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, ASEAN và đặc biệt là Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay và tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Theo dự báo của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng của ASEAN và Việt Nam tiếp tục đạt ở mức cao trong năm 2024 và những năm tiếp theo, cùng các lợi thế khi Việt Nam hiện có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Riêng TP.HCM đã và đang thu hút đầu tư từ 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với gần 2.000 dự án...
Việt Nam hiện chiếm khoảng 12% tổng GDP của ASEAN, tăng đáng kể từ dưới 6% vào năm 2000. Chia sẻ về tiềm năng của Việt Nam trong tương lai, ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore nhận định: “Về lâu dài, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi các xu hướng nhân khẩu học và kinh tế vĩ mô tích cực trong dài hạn. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành ngôi sao kinh tế đang lên của ASEAN”.
Với dân số hơn 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang mở rộng, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, thương mại quốc tế đã duy trì nhịp độ phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và sự gia tăng doanh số bán linh kiện bán dẫn từ giữa năm 2023 dự kiến tiếp tục trong nửa sau năm 2024. Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng lần lượt 14,0% và 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
“Mặc dù vẫn còn những rủi ro như căng thẳng địa chính trị bên ngoài, sự biến động trong chu kỳ linh kiện bán dẫn và sự không chắc chắn trong phục hồi kinh tế của Trung Quốc, chúng tôi khẳng định dự báo tăng trưởng tích cực cho Việt Nam ở mức 6,0% cho cả năm 2024, phục hồi từ 5,0% trong năm 2023. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong ASEAN”, ông Heng Koon How cho biết.
Ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam khẳng định vai trò của UOB trong việc xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và phát triển tại Việt Nam. |
Với sứ mệnh là cầu nối của khu vực, UOB đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp toàn cầu trong việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ ngân hàng bao gồm mở tài khoản và phát hành bảo lãnh ngân hàng cho các giao dịch đầu tư. Lãnh đạo Ngân hàng cho biết, trong 5 năm qua, đơn vị hỗ trợ tư vấn FDI của Ngân hàng đã hỗ trợ 300 công ty các nước mở rộng vào Việt Nam. Theo đó, các công ty này đã cam kết đầu tư 7,3 tỷ đô la Singapore cùng với kế hoạch tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động ở Việt Nam.
“Là một ngân hàng cho ASEAN, UOB vẫn cam kết đóng vai trò xúc tác và hỗ trợ. Với mạng lưới kết nối khu vực sâu rộng và hệ thống hỗ trợ rộng lớn của chúng tôi mở rộng đến chính phủ, nhà đầu tư và hệ sinh thái đối tác cho phép chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN một cách tốt nhất. Với cam kết lâu dài của chúng tôi đối với khu vực và sự đầu tư liên tục vào Việt Nam, UOB giúp các doanh nghiệp tự tin vượt qua các thách thức và đưa ra các giải pháp sáng tạo để phát huy hết tiềm năng của họ”, ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam khẳng định.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025