
-
Hợp tác Việt Nam - Na Uy hướng tới chuyển đổi hàng hải xanh
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Kiểm kê khí thải: Chìa khóa để giải quyết ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
Thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết Viện đang phối hợp với Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp, triển khai chuyến khảo sát hải dương học hỗn hợp Việt - Pháp trong vùng biển ven bờ Việt Nam, thời gian từ ngày 28/5 đến ngày 11/7/ 2024.
Thời gian khảo sát bắt đầu ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh và kết thúc ở vùng biển Trà Vinh - Sóc Trăng.
Chuyến đi sử dụng tàu nghiên cứu khoa học ANTEA của Pháp với các trang bị đo đạc, lấy mẫu hiện đại. Trên tàu có 2 phòng thí nghiệm chuyên ngành (Hải dương học, Môi trường và đa dạng sinh học biển), có chỗ làm việc cho 10 nhà khoa học cùng 13 thủy thủ đoàn.
![]() |
Tàu ANTEA cập bến tại cảng Nhà Rồng, TP.HCM. |
Đây là hoạt động khoa học trong khuổn khổ dự án hợp tác “Nghiên cứu vận chuyển vật chất từ lục địa và ảnh hưởng của chúng đến môi trường, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ Việt Nam” giữa hai viện.
Báo cáo những kết quả ban đầu của chuyến khảo sát, PGS. TS Trần Tuấn Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đoàn đã thu được hơn 1.000 kg mẫu các loại. “Các mẫu này là nguồn tư liệu quý để phân tích về sự biến động môi trường. Trên cơ sở đó Việt Nam có thể đưa ra các giải pháp cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm, phát triển kinh tế-xã hội”, PGS.TS Trần Tuấn Anh thông báo.
![]() |
Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát trên tàu ANTEA. |
PGS. TS. Trần Tuấn Anh đề nghị các nhà khoa học của hai viện tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cùng phân tích, đánh giá và chia sẻ để làm rõ thêm bản chất của quá trình vận chuyển các chất hữu cơ từ lục địa ra vùng nước ven bờ, xây dựng căn cứ khoa học tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai, góp phần giải quyết bài toán về quản lý bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ của Việt Nam.
Về phía Pháp, ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam, Trưởng Đại diện Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp tại Việt Nam, đánh giá cao sự hợp tác lâu năm giữa hai bên. Ông cũng bày tỏ việc sẽ cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và các tổ chức liên quan khác của Pháp tiếp tục ủng hộ để hai bên có thể thuận lợi tiến hành hoạt động hợp tác trong tương lai.
Tàu ANTEA và các nhà khoa học Việt – Pháp đang tiếp tục triển khai các nghiên cứu theo lộ trình khảo sát đã được cấp phép. Dự kiến tàu ra khơi trở lại Pháp vào ngày 12/7/2024.

-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric -
ESG là vũ khí để thu hút đầu tư -
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025