-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Đây là nội dung được ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Séc, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tại Hà Nội chiều ngày 21/2/2023.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và CH Séc tăng 12,6% so với năm 2022, đạt mức 828 triệu USD (trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang CH Séc đạt 668 triệu USD - tăng 14,6%; nhập khẩu từ Cộng hòa Séc vào Việt Nam đạt 160 triệu USD - tăng 5%). Với giá trị trao đổi thương mại như vậy, hiện nay Cộng hòa Séc là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực Trung và Đông Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cộng hòa Séc là giầy dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện... Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Cộng hòa Séc máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, hóa chất, dược phẩm, đồ thủy tinh pha lê…
“Các mặt hàng xuất khẩu từ Séc sang Việt Nam cũng như Việt Nam sang Séc còn rất khiêm tốn, đòi hỏi cả hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới”, đại diện Bộ Công thương nhận định.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc. |
Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến cuối năm 2022, Cộng hòa Séc có 41 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 92,39 triệu USD, đứng thứ 49 trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Các dự án của Séc tại Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Khai khoáng (1 dự án, tổng vốn đầu tư 35,1 triệu USD), dịch vụ lưu trú và ăn uống (1 dự án, tổng vốn 25 triệu USD), công nghiệp chế biến chế tạo (12 dự án, tổng vốn gần 24 triệu USD). Còn lại là các chuyên ngành khác như bán buôn bán lẻ, kinh doanh bất động sản với quy mô vừa và nhỏ.
Về đầu tư của Việt Nam sang Séc: đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới có 4 dự án đầu tư sang Cộng hòa Séc với tổng vốn đầu tư còn rất khiêm tốn (4,44 triệu USD), tập trung vào hình thức liên doanh.
“Tôi kêu gọi các doanh nghiệp Cộng hòa Séc hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường Việt Nam - một trong những thị trường đang phát triển năng động nhất tại châu Á. Rõ ràng, tiềm năng hợp tác giữa hai nước chúng ta còn rất lớn mà chưa được phát huy tương xứng”, ông Đỗ Thắng Hải nhìn nhận.
Về phần mình, ông cho biết Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Việt Nam cam kết ủng hộ và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh doanh, thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Cộng hòa Séc phù hợp với luật pháp và chủ trương mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ Việt Nam.
Doanh nghiệp Séc tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam
Tại diễn đàn lần này, Jozef Síkela, Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc cho biết Séc đánh giá Việt Nam là bằng hữu thân thiết và đối tác chiến lược để phát triển quan hệ thương mại. Tại Séc, cộng đồng người Việt Nam đã đạt tới gần 100.000 người, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế-xã hội của Séc.
Ông Jozef Síkela, Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc. |
Ông Jozef Síkela đánh giá Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của Séc tại ASEAN. Năm ngoái, quan hệ thương mai song phương của hai nước đạt kỷ lục 828 triệu USD, và được ông kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
“Doanh nghiệp Sec mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực như khai khoáng, năng lượng, dịch vụ tài chính,…”, ông Jozef Síkela cho biết.
Đại diện Bộ Công thương Cộng hòa Séc đánh giá Việt Nam là thị trường phát triển nhanh và ổn định hàng đầu châu Á với mức tăng trưởng vượt 7%/năm, thị trường rộng lớn với dân số 100 triệu người. Các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh tế luôn trải dài từ những đại điểm phía Bắc như Sapa cho tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Mở rộng thêm quan điểm này, ông Jaroslav Hanak, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Cộng hòa Séc chỉ ra rằng phía Séc không chỉ coi Việt Nam là một lãnh thổ xuất khẩu mà còn là một đối tác cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và gần gũi. Theo đó, các công ty Séc sở hữu nhiều lợi thế như linh hoạt, sáng tạo, giàu nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế, từ đó có thể mang lại giá trị với các đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Séc năm nay cũng chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa một số doanh nghiệp Việt Nam với đối tác từ Cộng hòa Séc trong mảng đào tạo, huấn luyện bay.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu