
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
Sau thời gian áp dụng thuế CBPG tạm thời, Bộ Công thương chính thức áp dụng thuế hống bán phá giá chính thức sợi dài làm từ polyester nhập khẩu. |
Với quyết định số 2302/QĐ-BCTvừa ban hành, Bộ Công thương tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đã áp dụng trước đó theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 4/2020 trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11/2019. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để tạo điều kiện cho các bên liên quan chuẩn bị đầy đủ thông tin, số liệu cũng như để làm rõ tác động của hành vi bán phá giá tới hoạt động của ngành sản xuất trong nước, kể cả các ngành sản xuất hạ nguồn, Bộ Công Thương đã gia hạn thời hạn điều tra vụ việc đến ngày 6/10/ 2021.
Kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia tăng đột biến. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 258.000 tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020.
Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.
Việc áp dụng biện pháp thuế chống bán phá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, ngành sản xuất trong nước phải đáp ứng quy tắc xuất xứ chặt chẽ theo từng FTA. Do vậy, việc tăng cường chủ động sản xuất nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ sẽ giúp ngành dệt may tận dụng được lợi ích từ các FTA.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả..., để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.

-
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao