-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc trong năm 2022
Năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.
TIN LIÊN QUAN
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 12/2022 tiếp tục tăng 14,9% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 35,8% so với tháng 12/2021, đạt 584,7 triệu USD.
Tính chung cả năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,67 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2021; trong đó riêng tháng 12/2022 đạt 176,34 triệu USD, tăng 15,3% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 83% so với tháng 12/2021.
Đứng thứ 2 là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 18,9%, đạt trên 1,06 tỷ USD, tăng 60,8% so với năm 2021; riêng tháng 12/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 49,56 triệu USD, tiếp tục giảm 42,6% so với tháng 11/2022 và giảm mạnh 60% so với tháng 12/2021.
Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 12/2022 nhập khẩu tăng mạnh trở lại, tăng 104,3% so với tháng 11/2022 và tăng 99,8% so với tháng 12/2021, đạt trên 128,69 triệu USD; cộng chung cả năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm 5,6% so với năm 2021; đạt 772,88 triệu USD, chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU trong năm 2022 tăng 25,8% so với năm 2021, đạt 501 triệu USD, chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 1,3%, đạt 366,94 triệu USD, chiếm 6,6%.
Nếu tính cả kim ngạch nhập khẩu dầu, mỡ, động thực vật trong năm đạt 1,64 tỷ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng chi ngoại tệ nhập 2 nhóm hàng này vọt lên 7,24 tỷ USD. Mức độ phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 70%.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh do nhà hàng, khu công nghiệp giảm tiêu thụ.., khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2022
Nhập khẩu thức ăn gia súc theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của Tổng cục Hải quan. |
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up