
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông đột ngột lao dốc trong tháng 11 với mức giảm 46%, chỉ đạt trên 37 triệu USD.
Nhưng nhờ tăng trưởng rất cao trong những tháng trước đó, lũy kế 11 tháng, xuất khẩu mặt hàng cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông vẫn tăng tới 79% so với cùng kỳ, đạt 675 triệu USD. Trong đó, sang Trung Quốc đạt 636 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ. Trong khi Hồng Kông đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%.
Tăng trưởng xuất khẩu cao tại Trung Quốc đã góp phần đáng kể vào mức tăng chung của mặt hàng này trong 11 tháng, đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng tới 63%.
![]() |
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông 11 tháng 2022. |
Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 xuất sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 10/2022, nhập khẩu các sản phẩm cá phile đông lạnh mã HS 0304 của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 500 triệu USD. Trong đó, riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm gần 89% với 444 triệu USD.
Sản phẩm cá tra của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc qua 24 cảng/cửa khẩu của nước này. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Quảng Đông, chiếm 29-30%, Thiên Tân khoảng 12%, Sơn Đông 12%, Thượng Hải 11%. Tiếp đến là Trạm Giang 105, Bắc Kinh 9%, Phúc Kiến 8% và Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô…
Vasep dự báo, diễn biến thị trường Trung Quốc trong thời gian tới khó đoán và phụ thuộc đáng kể vào việc Trung Quốc có điều chỉnh chính sách kiểm soát zero Covid hay không và hướng điều chỉnh như thế nào. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh thuỷ sản thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đang hy vọng vào sự ổn định của thị trường này vì đây vẫn là thị trường rộng lớn có nhu cầu tiêu thụ cao.
Tuy còn bị hạn chế vì Covid -19, nhưng thị trường này vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
Điển hình, trong số các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, Trung Quốc thu hút số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đông đảo nhất.
Tính đến thời điểm này có hơn 160 dianh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc lớn nhất, gồm: Công ty TNHH Đại Thành, Công ty CP Thủy sản Trường Giang, Công ty Cổ Phần Đầu tư Và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I, Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II và Công ty Cổ phần Gò Đàng.
Nhìn chung, các công ty này không chênh lệch nhau nhiều về doanh số, chiếm từ 6-7% giá tr xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc.

-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế