-
TP.HCM: Quyên góp hơn 500 triệu đồng hỗ trợ nghệ sĩ, vận động viên khó khăn đón Tết -
Hải Phòng khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 -
Tết Ất Tỵ 2025: Miền Bắc rét đậm, miền Nam lo ngại triều cường -
Báo chí đồng hành phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau -
Hà Nội khai trương 3 tuyến buýt điện thí điểm số 05, 39, 47 -
Hai hãng hàng không của Việt Nam lọt các bảng xếp hạng hàng không thế giới 2025
Theo báo cáo mới của Knight Frank, để được xếp vào hàng ngũ “siêu giàu”, cá nhân phải sở hữu số tài sản ít nhất từ 30 triệu USD trở lên. Với cách định nghĩa trên, số người được tính là siêu giàu tại Việt Nam trong năm 2023 ước tính lên tới 752 người, tăng 2,4% so với năm trước đó.
Mức tăng này thấp hơn các nước láng giềng như Malaysia (4,3%), Indonesia (4,2%) và Singapore (4%). Tuy nhiên, con số 2,4% vẫn cao gấp ba lần Thái Lan (0,8%). Dự kiến đến năm 2028, số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ đạt 978 người, tăng khoảng 30% so với năm 2023.
Số người siêu giàu tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng lên thành 978 người vào năm 2028. Ảnh: Pexels |
Với dự đoán trên, tốc độ gia tăng số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ thuộc hàng nhanh top đầu thế giới và đứng thứ 5 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ xếp sau Ấn Độ (50,1%), Trung Quốc (47%), Thổ Nhĩ Kỳ (42,9%), Malaysia (34,6%).
Theo ông Kevin Coppel, Giám đốc điều hành Knight Frank châu Á - Thái Bình Dương, giới nhà giàu và siêu giàu châu Á vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới các khoản đầu tư xa xỉ. Trên khắp châu lục, các đại gia đang không ngừng ưu tiên mua sắm xa xỉ phẩm nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, cũng như khai thác tiềm năng lợi nhuận to lớn mà những hạng mục tài sản này mang lại.
Dựa trên bảng thống kê chỉ số đầu tư xa xỉ (KFLII) của Knight Frank, những món hàng mỹ thuật đang dẫn đầu về hiệu quả đầu tư trong năm 2023, với mức tăng giá lên tới 11%.
Kế tiếp trong top 5 tăng giá là đồ trang sức (8%), đồng hồ (5%), tiền cổ (4%) và kim cương màu (2%). Ngược lại, đứng chót bảng là rượu whisky hiếm với mức giá giảm 9%, xếp kế là mặt hàng xe cổ (giảm 6%) và rượu vang (tăng chỉ 1%).
Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về nhập khẩu giai đoạn 2018 – 2022 đối với đồ trang sức là 8%, xe hơi là 26%, rượu vang khoảng 6% và đồng hồ đạt 8%.
-
Báo chí đồng hành phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau -
Hà Nội khai trương 3 tuyến buýt điện thí điểm số 05, 39, 47 -
Hai hãng hàng không của Việt Nam lọt các bảng xếp hạng hàng không thế giới 2025 -
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025 -
Hà Nội trao 2 tỷ đồng tặng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam -
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chúc Tết cán bộ cao tuổi ngành Kế hoạch và Đầu tư -
Cầu thủ Văn Toàn mang Tết yêu thương đến bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hải Dương
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land