-
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 cao hơn 8% -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,4% trong năm 2024 -
Chính phủ họp bàn với các địa phương để thúc tăng trưởng kinh tế -
Quảng Ninh đề xuất các phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức ngoài định hướng của Trung ương -
Bộ máy mới sau sắp xếp tại TP.HCM sẽ hoạt động từ ngày 1/4/2025 -
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025
Đó là nhận định trong bài viết vừa đăng trên trang mạng seekingalpha.com.
Theo bài viết, dù không quá lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở mức khoảng 6 - 7% trong nhiều năm qua và Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực và đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước khác.
Bài viết đánh giá so với một số nước láng giềng, Việt Nam có nền kinh tế đa dạng hơn, gồm sản xuất hàng dệt may, giày dép (Nike, Adidas), một số linh kiện điện tử (Lenovo) và sản xuất ô tô (Ford Motor), VinFast... Trong khi đó, những nước trong khu vực như Malaysia quá phụ thuộc vào dầu khí (gần 16% kim ngạch xuất khẩu); Brunei có gần 90% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến dầu mỏ; Indonesia có hơn 25% xuất khẩu liên quan đến dầu và than; Campuchia có nền kinh tế quá nhỏ và chỉ tập trung vào sản xuất dệt may.
Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng hoạt động kinh tế trong năm 2020 đã giảm sút đáng kể và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021. Báo cáo cho thấy sự ổn định vĩ mô mà Việt Nam đang có về tăng trưởng, thâm hụt tài khoản vãng lai hay số lượng việc làm. Nền kinh tế đủ đa dạng để chống đỡ sự suy giảm kinh tế do COVID-19 gây ra và vẫn tăng trưởng tích cực như trong dự báo của IMF. Việc nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định cũng được chỉ ra trong phân tích độc lập khác của Ngân hàng Thế giới: Khuôn khổ kinh tế vĩ mô và tài khóa vẫn được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm 2020. Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới được dự báo không suy thoái dù tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng ở mức 6 - 7%.
Theo trang mạng seekingalpha.com, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam mới chỉ phát triển và các nhà sản xuất ô tô trong nước đang ngày càng lớn mạnh (ô tô VinFast). Đây là bước phát triển rất lớn vì ngành công nghiệp ô tô nói chung tạo ra rất nhiều việc làm và tăng trưởng cho một quốc gia. Lợi thế của ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ là sự ra đời của nhiều nhà cung ứng nhỏ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế/công việc. Ngành này, dù có nền tảng nhỏ, nhưng đang tăng trưởng hơn 100% và nhu cầu rất lớn. Thái Lan có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển, đã giúp nước này tăng trưởng trong nhiều năm qua. Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tăng trưởng bằng cách giảm thuế cho các công ty sản xuất ô tô và linh kiện ở Việt Nam thay vì nhập khẩu linh kiện.
Một lợi thế khác của Việt Nam là mức lương trung bình vẫn thấp hơn hầu hết các nước lân cận, dao động ở mức 5,5 USD/giờ. Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế nhờ tận dụng quy trình sản xuất và nhân công chi phí thấp.
Hiện Chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu cho hạ tầng và có kế hoạch tập trung tăng trưởng hơn nữa. Việt Nam đang chi 5,7% GDP để cải thiện hạ tầng. Đây là mức chi cao nhất trong khu vực. Tiền được đầu tư để kết nối thêm nhiều làng mạc bằng cách mở đường bộ, hạ tầng đường sắt gồm tuyến đường sắt Bắc-Nam nối hai đầu đất nước. Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng 39 cảng trong kế hoạch mở rộng cảng biển. Tổng mức chi sẽ khoảng 80 - 100 tỷ USD trong 10 năm tới hoặc lâu hơn.
Bài viết đánh giá Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên “vàng” về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi. Với dân số khoảng 100 triệu người tính đến năm 2019, chỉ khoảng 13% số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 26% vào năm 2025/2026. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho tiêu dùng và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn từ mức trung bình 6% hiện nay. Nhiều công ty sẽ muốn tận dụng sự bùng nổ tiêu dùng này và có một bước nhảy vọt để đầu tư hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.
Trong 10 năm qua, chỉ số thuận lợi kinh doanh đã cải thiện đáng kể, từ mức 98 trong năm 2011 lên mức 70 trong năm 2020. Với việc chính phủ chú trọng đầu tư hơn vào hạ tầng, Việt Nam có 99% số làng có điện sáng, cộng với chỉ số vốn con người (HCI) cao. Việt Nam có thể cải thiện chỉ số này hơn nữa và vươn lên lọt top 50 trong vài năm tới. Bài viết kết luận với tất cả những mặt tích cực này, Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng sản xuất của thế giới .
-
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 -
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm -
Sau khi Quốc hội giám sát về môi trường, Hà Nội có giảm ô nhiễm không? -
Ngành Công thương "về đích" vượt mức các chỉ tiêu -
Chính phủ muốn sớm trình Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn