
-
TP.HCM giữ chính sách chi trả trợ cấp xã hội như trước khi sáp nhập
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang
-
Lãnh đạo Quảng Trị làm việc với các nhà đầu tư, thúc đẩy tiến độ các dự án
-
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự tỉnh An Giang
-
Bộ Tài chính tăng tốc cải cách, quyết liệt về đích mục tiêu tăng trưởng -
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu nửa đầu năm tăng 2,67%
![]() |
Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động rà soát, kịp thời ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; kịp thời tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương và các văn bản có liên quan bảo đảm việc tổ chức, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia không bị gián đoạn.
Các địa phương chủ động đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương, phối hợp chặt chẽ với các chủ chương trình, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp phù hợp cho giai đoạn tới.
Năm 2025 là năm kết thúc thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ba chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt được một số thành quả nhất định. Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới có 79% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 51% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đã có 12 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2024 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025) đạt 4,06%, giảm 1,65% so với năm 2023, đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 26%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn dưới 13,5%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; 1 huyện nghèo thoát nghèo (huyện A Lưới, TP. Huế).
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, sinh kế của đồng bào dân tộc ngày càng đa dạng, phong phú. Số hộ nghèo giảm nhanh, 25/52 tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, vượt mục tiêu đề ra tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030.
100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; 96,7% hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình. 100% xã đã có trường lớp mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở. 99,3% xã có trạm y tế với 83,5% trạm y tế xã đạt chuẩn; 69,1% trạm y tế có bác sĩ, y tá khám chữa bệnh cho người dân…

-
Bộ Tài chính tăng tốc cải cách, quyết liệt về đích mục tiêu tăng trưởng -
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu nửa đầu năm tăng 2,67% -
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp -
Xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025 -
Chuyển đổi ngoạn mục: Gần 1.500 hộ kinh doanh "lột xác" thành doanh nghiệp trong 6 tháng -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai -
TP.HCM triển khai giai đoạn 2 sắp xếp bộ máy các cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới