Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam coi kết nối là nội hàm của đổi mới
Khánh An - 12/11/2014 08:34
 
() Xuất hiện với tư cách khách mời đặc biệt của Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC 2014 - sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các lãnh đạo cấp cao APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp là chủ thể của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
APEC nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực
Diễn đàn APEC: Lịch sử và thành tựu 25 năm
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị APEC tại Trung Quốc
Vốn đầu tư APEC chảy mạnh vào Việt Nam

Cơ hội từ kết nối

Xuất hiện với tư cách khách mời đặc biệt của Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC 2014 - sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các lãnh đạo cấp cao APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp là chủ thể của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

   
  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự cuộc gặp Cấp cao Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)  

“Các bạn có vai trò không thể thiếu trong việc triển khai, tranh thủ các cơ hội cũng như xử lý các thách thức đặt ra đối với kết nối khu vực”, Chủ tịch nước nói với 1.500 doanh nhân, đại diện cho 500 tập đoàn lớn từ 20 nền kinh tế thành viên APEC và 16 quốc gia, nền kinh tế khác có mặt tại Hội nghị để bàn về chủ đề “Tăng cường kết nối khu vực: Những ưu tiên về đầu tư, cơ sở hạ tầng và chính sách”.

Theo Chủ tịch nước, đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, nhằm khơi dậy các tiềm năng, khơi thông các “điểm nghẽn” đối với phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, nhất là khi kết nối giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đang đứng trước những tiềm năng mới rất to lớn.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định, Việt Nam coi kết nối khu vực là một nội hàm then chốt của công cuộc đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, xác định việc triển khai kết nối gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu kinh tế.

“Với việc triển khai và hoàn tất 15 hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới kết nối rộng lớn với 56 nền kinh tế, trong đó có 18 thành viên APEC và hầu hết các trung tâm kinh tế thế giới”, Chủ tịch nước nói.

Cùng với đó, từ nay đến năm 2020 là giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, năng động của Đông Nam Á. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, tạo nên một thị trường chung, không gian kinh tế thống nhất của cả khu vực. “Hầu hết cam kết tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ trong các thỏa thuận FTA của ASEAN với các đối tác hàng đầu sẽ được hoàn tất. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lớn với triển vọng hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mở rộng và nâng cấp các hiệp định FTA của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ”, Chủ tịch nước phân tích các cơ hội đang mở ra đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư tại khu vực này.

Lựa chọn của các CEO

Các chủ thể của hợp tác kinh tế - như cách gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - đã không đứng ngoài sự mong đợi của lãnh đạo APEC.

Kết quả nghiên cứu “Tầm nhìn mới cho châu Á - Thái Bình Dương: Kết nối tạo nền tảng mới cho tăng trưởng” vừa được PwC công bố vào dịp này đã cho thấy những động thái tích cực từ quan điểm của hơn 600 lãnh đạo doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh trong khu vực.

Cụ thể, 67% giám đốc điều hành có kế hoạch tăng cường đầu tư vào khu vực APEC trong 12 tháng tới. Kế hoạch của họ được trải rộng trong 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Việt Nam xếp thứ 7 trong 10 nền kinh tế hàng đầu APEC sẽ được tăng cường đầu tư, với 45% CEO lựa chọn.

57% giám đốc điều hành chia sẻ họ xây dựng hoặc mở rộng đầu tư trang thiết bị ở các nền kinh tế APEC trong vòng 3 - 5 năm tới, trong đó 15% lựa chọn đầu tư vốn vào Việt Nam, giúp Việt Nam giành vị trí thứ 6 trong 10 điểm thu hút đầu tư hàng đầu của dòng vốn tư nhân.

“Nguồn vốn FDI này được rót chủ yếu vào các ngành sản xuất, bởi Việt Nam tiếp tục được xem là quốc gia có môi trường ổn định, chi phí thấp với nguồn cung lao động dồi dào. Nguồn vốn này chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Bên cạnh đó, đầu tư vào bất động sản đã tăng theo chiều hướng tốt sau một thời gian dài trầm lắng”, ông Stephen Gaskill, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng Dịch vụ tư vấn của PwC Việt Nam chia sẻ kết quả khảo sát.

Cho tới thời điểm này, trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, thì có tới 9 nhà đầu tư là thành viên APEC.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư