-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nổi bật với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển và đường sắt, tạo thuận lợi cho sản xuất và vận tải.
Ông Lê Khánh Lâm, Chủ tịch Công ty RSM Việt Nam |
Ngành sản xuất tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ
Dù chịu nhiều tác động bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và 2021, Việt Nam vẫn đang lấy lại động lực kinh tế và sản xuất. So với năm 2020, cả năm 2021, tổng giá trị ngành công nghiệp tăng 4,82%. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất tăng 6,37%, đóng góp 1,61% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Năm 2021, mặc dù sự kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và thị trường toàn cầu cùng chuỗi giá trị trải qua một thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch, tỷ trọng hàng hóa sản xuất vẫn duy trì mức đóng góp hơn 85% vào tổng giá tị xuất khẩu, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng tốt của nhóm hàng công nghệ cao như điện thoại và linh kiện tăng 12,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,4%; máy móc và thiết bị tăng 41%.
Bên cạnh đó, sản xuất cũng là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cho đến nay, dòng tiền nước ngoài đã đầu tư vào 18 trong số 21 ngành kinh tế của Việt Nam. Cũng như những năm trước, ngành sản xuất dẫn đầu, chiếm hơn 18,1 tỷ USD vốn đầu tư, tương đương 58,2% tổng vốn đầu tư. Sự vượt trội của ngành sản xuất cho thấy hiệu quả và mức tăng năng suất mà Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư.
Ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia phát triển hoặc chuyển các hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Trong năm 2021, có tổng cộng 106 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Như năm trước, các quốc gia châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với hơn 34,4% tổng vốn, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2020. Hàn Quốc đứng thứ hai với 5 tỷ USD, Nhật Bản xếp sau đó với 3,9 tỷ USD, trong khi Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan cùng trong top 5.
Miền Bắc và miền Nam Việt Nam thu hút các lĩnh vực sản xuất khác nhau với nguồn lao động, cơ cấu công nghiệp cùng cơ sở hạ tầng riêng biệt. Miền Bắc được biết đến như trung tâm của các ngành sản xuất nặng, dầu khí, điện tử và công nghệ cao bao gồm sản xuất ô tô. Mặt khác, các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống như may mặc và dệt may được thu hút vào khu vực phía nam. Số lượng dự án cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tập trung vào các thành phố lớn với cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ.
Những thuận lợi và thách thức của ngành sản xuất
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam. Đầu tiên, Việt Nam được biết đến như thị trường giá rẻ với chi phí nhân công cạnh tranh. Mặc dù Trung Quốc nổi tiếng là trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, việc chi phí nhân công ở quốc gia này cao hơn gấp đôi so với Việt Nam khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia có xu hướng tìm cách chuyển cơ sở sản xuất của mình sang thị trường Đông Nam Á để tối ưu chi phí. Theo số liệu nghiên cứu của Statista, mức lương trung bình ngành sản xuất tại Việt Nam là 2,99 USD/giờ (tương đương 68.000 VNĐ/giờ), trong khi ở Trung Quốc là 6,50 USD/giờ (tương đương 148.000 VNĐ/giờ).
Thứ hai, việc ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành sản xuất. Một vài FTA quan trọng có thể kể đến như Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Nhờ các hiệp định thương mại này, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về mức thuế thấp hơn để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện sản xuất trong nước và xuất khẩu sang các thị trường ngoài ASEAN.
Thứ ba, do kết quả của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam đã và đang có cơ hội thu hút các doanh nghiệp muốn chuyển hoạt động sản xuất của mình rời khỏi Trung Quốc. Việt Nam cũng được dự đoán sẽ hưởng lợi đáng kể từ việc nhiều nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc, thu hút nhiều đầu tư để sản xuất hàng hóa thâm dụng vốn và có thể tận dụng hết khả năng sản xuất của mình.
Yếu tố cuối cùng thúc đẩy ngành sản xuất là các ưu đãi của chính phủ. Chính phủ đã đề ra mục tiêu tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ban hành năm 2020 là đến năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể sản xuất hàng hóa cho các lĩnh vực được hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
Năm 2021, chính phủ ban hành Nghị định số 57/2021/NĐ-CP hỗ trợ các ngành cung cấp nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện cho lĩnh vực sản xuất. Khoản tiền thuế tiết kiệm được từ việc áp dụng Nghị định này sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp chịu thiệt hại do đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Việt Nam đã có nhiều ưu đãi giảm và miễn thuế đối với các dự án sản xuất lớn có quy mô vốn trên 6.000 tỷ đồng, ưu đãi tại các khu công nghệ cao, một số khu công nghiệp và những vùng kinh tế - xã hội khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử là mặc dù Việt Nam có chi phí lao động sản xuất cạnh tranh, nhưng lực lượng lao động trong nước có trình độ và kỹ năng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Ở một số lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi tuyển dụng những vị trí quản lý cấp trung.
Một thách thức khác là sự phức tạp của môi trường pháp lý tại Việt Nam có thể gây cản trở và khiến các nhà đầu tư chùn bước. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục hành chính dài và cồng kềnh của các địa phương khi xét duyệt hồ sơ có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Vì vậy, trước khi bắt đầu một dự án sản xuất, các nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, tiến hành thẩm định và lắng nghe tư vấn của đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"