
-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử”
-
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp
![]() |
Uniqlo hiện là đối tác thu mua của 45 nhà máy may mặc tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới, qua đó đưa Việt Nam thành cơ sở sản xuất lớn thứ 2 của tập đoàn này. |
Vẫn chọn Việt Nam
Tác động không mong muốn của đợt dịch Covid-19 vừa qua đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong một số ngành như dệt may, giày dép, đồ gỗ, do Việt Nam là nhà cung ứng lượng hàng hóa lên tới vài chục tỷ USD/năm đối với các ngành hàng này. Tuy nhiên, kể cả trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, chỉ có 10% đơn hàng dệt may buộc phải dịch chuyển khỏi Việt Nam nhằm đảm bảo tiến độ cung ứng.
Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc điều hành Fast Retailing, một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia lớn của Nhật Bản, sở hữu nhãn hiệu thời trang Uniqlo vừa khẳng định, Uniqlo hiện là đối tác thu mua của 45 nhà máy may mặc tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới, qua đó đưa Việt Nam thành cơ sở sản xuất lớn thứ 2 của tập đoàn này.
Tương tự, các nhãn hàng lớn như Mango, Zara hay H&M cũng đang là đối tác thu mua, đặt hàng tại nhiều nhà máy may mặc tại Việt Nam. Với hãng giày và đồ thể thao Adidas, các nhà máy giày dép và may mặc trong nước đang cung ứng khoảng 30% sản lượng của hãng này.
Trình độ sản xuất, tay nghề công nhân không ngừng được cải thiện, máy móc được đầu tư lớn và ngành sản xuất dệt may, giày dép phát triển mạnh mẽ trong hơn 1 thập kỷ gần đây, với lượng vốn FDI lên tới nhiều tỷ USD là lý do khiến các nhãn hàng lớn đã và tiếp tục gắn bó bền chặt với Việt Nam, kể cả giai đoạn khó khăn do tác động không mong muốn của dịch bệnh.
Ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike cho biết, toàn bộ nhà máy của Nike ở các địa phương Việt Nam từng bị đứt gãy do Covid-19 đã quay lại sản xuất. Không có lý do gì để dịch chuyển, thậm chí Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Mắt xích không dễ thay thế
Không còn đảm nhiệm vị trí gia công đơn thuần như nhiều năm trước, ngành dệt may, giày dép Việt Nam hiện có sức ảnh hưởng không nhỏ trên toàn cầu, đều lọt Top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, các nhãn hàng chọn Việt Nam đều có lý do của họ, bởi hiện tại, chuỗi cung ứng của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chi phí lao động cạnh tranh, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã giúp Việt Nam trở thành địa điểm đáng lựa chọn cho các nhà đầu tư khi đa dạng chuỗi cung ứng.
Trong 10 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may và giày dép, túi xách đã đóng góp xấp xỉ 50 tỷ USD. Dự báo cả năm 2021, con số này sẽ tăng lên gần 60 tỷ USD.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, doanh nghiệp dệt may Việt Nam không đáp ứng được tiến độ giao hàng, nên đã có số lượng nhất định đơn hàng giao tháng 11, 12 phục vụ Tết 2022 được chuyển đi, ước tính khoảng 10%. Tuy vậy, các đơn hàng đã quay lại sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về kiểm soát, sống chung với virus SARS-CoV-2 trong tình hình mới.
“Việc chuyển đặt hàng ra khỏi Việt Nam không phải nói là làm được ngay, bởi các nhãn hàng không dễ chọn được nhà sản xuất đáp ứng được yêu cầu về thời gian, chất lượng, hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn của hãng”, ông Giang nói.
Ông Giang nhấn mạnh, các nhãn hàng đặt nhiều niềm tin khi Việt Nam tái mở cửa nền kinh tế. Ông cũng tin rằng, chỉ khi nào nào áp lực về thời gian giao hàng quá gấp và không thể tính toán cân đối được, thì các nhãn hàng mới chuyển đơn hàng đến quốc gia khác.
Do đó, đại diện Vitas kỳ vọng rằng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022.
"Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 43-43,5 tỷ USD trong năm 2022 dựa trên cơ sở đánh giá xu hướng tiêu dùng toàn cầu", ông Giang cho hay.

-
“Lãi suất cho vay trên 10%/năm, doanh nghiệp không có cửa để đầu tư, kinh doanh”
-
Công ty cổ phần Giải trí & Giáo dục Galaxy bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đề nghị quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ
-
Thép cán nguội nhập từ Trung Quốc tiếp tục chịu thuế từ 4,43 - 25,22%
-
Frasers Property khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội -
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu muốn không bị “phân biệt đối xử” -
Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD -
Khi doanh nghiệp phải kiến nghị khẩn cấp -
Bộ Tài chính nói Bộ Công thương quản lý xăng dầu là phù hợp -
Nhà sáng lập Novaland trở lại ghế Chủ tịch; Tổng giám đốc Trí Việt từ nhiệm; CEO Lê Hồng Minh gia nhập CLB nghìn tỷ -
Tháng 1/2023, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)