
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon
-
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
-
Thí điểm thị trường carbon: Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế phát thải thấp -
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh”
Đây là một sự kiện quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp bảo vệ tầng ôzôn và ứng phó với biến đổi khí hậu.
![]() |
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại sự kiện. |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tầng ôzôn đối với sự sống và sinh hoạt của con người trên toàn cầu. Việt Nam đã sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal từ năm 1994, cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong bảo vệ môi trường.
Để thực hiện cam kết này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cùng các bộ, ngành và tổ chức liên quan trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, tích cực triển khai các biện pháp loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo ông Quang, Việt Nam đã đạt nhiều thành quả trong việc loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Cụ thể, nước ta đã hoàn thành loại trừ hoàn toàn các chất CFC, Halon và CTC; chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch; và chất HCFC được loại trừ dần theo lộ trình từ năm 2013, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2040.
Một trong những cột mốc quan trọng trong hành trình bảo vệ tầng ôzôn là việc Việt Nam tham gia Bản sửa đổi Kigali của Nghị định thư Montreal vào năm 2019, cam kết không tăng lượng tiêu thụ các chất HFC và giảm 80% từ năm 2045. Việc thực hiện này sẽ giúp kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, đóng góp vào mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này.
Hội thảo cũng đã cập nhật những kết quả ấn tượng trong công tác bảo vệ tầng ôzôn và giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Tính đến năm 2024, Việt Nam đã loại trừ được 220 triệu tấn CO2e, góp phần quan trọng vào nỗ lực toàn cầu giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Được biết, Việt Nam đã tham gia nhiều sáng kiến quốc tế như Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát do UNEP khởi xướng và Cam kết làm mát toàn cầu, nhằm giảm phát thải đối với các hoạt động làm mát, tiến tới giảm ít nhất 68% lượng phát thải vào năm 2050 so với năm 2022.
Đại diện Bộ Tài nguyên môi trường cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết quốc tế trong việc bảo vệ tầng ôzôn và giảm phát thải khí nhà kính. Theo Kế hoạch quốc gia, mục tiêu là giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2 từ các hoạt động loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn đến năm 2045.
Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn đưa ra các giải pháp tổng thể, bao gồm quản lý chất gây suy giảm tầng ôzôn; tiếp tục loại trừ các chất CFC, Halon, HCFC, HFC và Methyl bromide theo đúng lộ trình, đảm bảo không sản xuất và tiêu thụ các chất này sau năm 2040.
Ứng dụng công nghệ mới: Sử dụng các chất làm lạnh thay thế có GWP (chỉ số làm nóng) thấp, ưu tiên các chất tự nhiên hoặc không có GWP, đồng thời, cải thiện hiệu suất năng lượng trong các thiết bị sử dụng chất làm lạnh.
Làm mát bền vững bằng cách tăng cường nghiên cứu và triển khai các mô hình làm mát bền vững tại các đô thị đặc biệt, khu dân cư và công trình công cộng, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và tăng cường diện tích cây xanh.
Giám sát và đánh giá để đảm bảo các hoạt động nghiên cứu, giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch qua việc thu thập dữ liệu phát thải, tiêu thụ năng lượng và khí nhà kính.
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch quốc gia sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm hoàn thiện thể chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng, hợp tác quốc tế và giám sát, đánh giá kết quả.
Theo các chuyên gia môi trường, hội thảo được tổ chức lần này là một bước tiến quan trọng trong việc triển khai các cam kết quốc tế, đồng thời thúc đẩy hành động bảo vệ tầng ôzôn và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.
Những nỗ lực này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.

-
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo -
Điện gió ngoài khơi Việt Nam: “Kho báu” hơn 1.000 GW chờ khai phá -
Cú hích công nghệ từ drone giúp nông dân canh tác vượt trội -
Ngành bò sữa Việt đứng trước cuộc đua cạnh tranh thị trường
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ