-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, Việt Nam đứng thứ 9 trong danh sách các nước nhận kiều hối nhiều nhất, ước đạt 11 tỷ USD, sau Ấn Độ (ước 71 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Philippines (26 tỷ USD) Mexico (22 tỷ USD), Nigeria (21 tỷ USD), Ai Cập (20 tỷ USD), Pakistan (15 tỷ USD), Bangladesh (15 tỷ USD).
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay sẽ đạt 11 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 9,75 tỷ USD năm 2012 |
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao, với bình quân thời kỳ 1994 - 2012 tăng 24%/năm và hầu như tăng liên tục qua các năm (chỉ giảm trong năm 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và năm 2009 do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới).
Kết quả trên đạt được do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông đảo. Việt Nam có trên 4 triệu Việt kiều sống ở nước ngoài, tập trung ở những nước phát triển, như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Pháp… Lượng tiền bà con Việt kiều gửi về nước chiếm tới 80% tổng lượng kiều hối.
Đó là chưa kể lượng ngoại tệ chi tiêu khi bà con về thăm thân nhân (gần 1,2 triệu lượt người/năm, bình quân chi tiêu trên 1.000 USD/lượt người).
Ngoài ra, Việt Nam hiện có trên 400.000 lao động làm việc ở nước ngoài. Lượng tiền do số lao động này gửi về hiện đạt khoảng 2 tỷ USD, chiếm 20% tổng số.
Thứ hai, do việc mở cửa, hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa với các nước, cùng với chính sách thông thoáng đối với kiều hối. Hiếm có nước nào cho phép người dân trong nước nhận kiều hối trực tiếp bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải chuyển đổi ngay ra nội tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng.
Thứ ba, lãi suất gửi ngân hàng bằng VND cao hơn nhiều so với ngoại tệ, nên đã có sức thu hút ngoại tệ. Hơn nữa, một điều mà ít người biết đến là “cánh kéo tỷ giá”, theo đó, 1 USD tại Việt Nam có sức mua tương đương 2,5 USD tại Mỹ. Như vậy, trong so sánh, giá tài sản ở Việt Nam, nhất là bất động sản, giá doanh nghiệp, giá cổ phiếu đang ở mức thấp. Trong khi đó, Việt Nam có chính sách cho Việt kiều và người nước ngoài cư trú có thời hạn được mua nhà ở trong nước.
Thứ tư, dịch vụ chuyển phát kiều hối khá phát triển, với số lượng đơn vị làm dịch vụ này tăng nhanh, phục vụ nhanh chóng, an toàn.
Lượng kiều hối đã tác động đến nhiều mặt, như góp phần làm cho cán cân thanh toán tiếp tục đạt thặng dư; tỷ giá cơ bản được ổn định; tăng dự trữ ngoại hối; nâng cao độ an toàn tài chính quốc gia, cải thiện lòng tin vào đồng tiền quốc gia…
Minh Nhung
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up