-
Nghìn tỷ đang đổ vào hạ tầng khu Đông, nhiều chủ đầu tư bất động sản rục rịch bung hàng -
Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao -
Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc -
Trung Nam Group đề xuất bổ sung nhà máy điện gió Cần Giờ vào quy hoạch điện VIII -
Bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam vừa chính thức nhận Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để nâng vốn đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone tại Hải Phòng từ 574,8 triệu USD hiện tại lên 1,224 tỷ USD.
Nokia đã chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất mới. Ảnh: Thanh Hà |
Đó là một trong những động thái cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang hồi phục khá mạnh mẽ.
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, 11 tháng qua, Việt Nam đã thu hút hơn 20,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm. Trong số này, riêng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 7 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2012. Không chỉ Bridgestone “nhấn ga” ở thị trường Việt Nam, mà hàng loạt nhà đầu tư lớn khác cũng đã tăng vốn đầu tư. Chẳng hạn, Lọc dầu Nghi Sơn tăng thêm 2,8 tỷ USD, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tăng thêm 1 tỷ USD…
Việc các dự án hiện hữu tăng vốn đã nhiều lần được ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định là tín hiệu cho thấy, các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh, cũng như các cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
Hầu hết các dự án tăng vốn đều tập trung trong lĩnh vực sản xuất. Các dự án đăng ký mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo trong 11 tháng qua cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 11 tháng, vốn FDI trong lĩnh vực này lên tới trên 16 tỷ USD, chiếm 77,2% tổng vốn đăng ký.
Một điều đáng mừng là, không chỉ các dự án nhỏ lẻ, mà nhiều tập đoàn đã đầu tư các dự án quy mô lớn ở Việt Nam và coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất mới của mình. Trong số đó, đáng chú ý là Samsung (Hàn Quốc). Tập đoàn này không chỉ đã đầu tư 5,7 tỷ USD ở Bắc Ninh và Thái Nguyên, mà còn đang lên kế hoạch xây dựng Nhiệt điện Vũng Áng 3 (Hà Tĩnh), đồng thời quan tâm các dự án sân bay, đóng tàu, lọc hóa dầu…
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử- baodautu.vn mới đây, ông Tadahito Yamamoto, Chủ tịch, kiêm Trưởng đại diện Công ty TNHH Fuji Xerox (Nhật Bản) cho biết, Fuji Xerox coi Việt Nam như một “cực” sản xuất mới của họ trên toàn cầu, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, và sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Stephen Elop, Phó chủ tịch Bộ phận Thiết bị và Dịch vụ của Nokia toàn cầu, khi phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy Nokia Việt Nam mới đây cũng đã khẳng định, Nokia Việt Nam là một trong những mấu chốt trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của Nokia.
“Chúng tôi mong muốn thiết lập nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh thành một hình mẫu cho các hoạt động quốc tế khác của Công ty”, ông Elop nói và khẳng định, Nokia chọn Việt Nam làm địa điểm sản xuất mới vì những lợi thế về nhân lực và vì vị trí địa - kinh tế của Việt Nam có thể giúp Nokia dễ dàng tiếp cận dòng trung chuyển sản phẩm ra thị trường quốc tế.
Sự xuất hiện của Samsung, Nokia, Intel, Canon… và hàng loạt nhà đầu tư khác đang biến Việt Nam trở thành một công xưởng mới của thế giới. Các sản phẩm của họ đang được xuất khẩu mạnh mẽ ra nước ngoài và có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, 11 tháng đầu năm, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 121 tỷ USD của cả nước, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp 81,2 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong số này, riêng xuất khẩu các sản phẩm điện thoại di động và linh kiện đã đạt hơn 20,2 tỷ USD. Mặt hàng khác mà doanh nghiệp FDI cũng chiếm ưu thế là điện tử - máy tính - linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 9,9 tỷ USD…
Rất vui mừng trước thành tích xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI, song trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử- baodautu.vn, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI cho rằng, phải làm sao để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Bởi chỉ có như vậy, Việt Nam mới được hưởng lợi nhiều hơn từ dòng vốn FDI.
Hà Nguyễn
-
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng -
Bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Quảng Bình hoàn thành tuyến đường 210 tỷ đồng kết nối Quốc lộ 1 đến quảng trường biển -
Dự án sản xuất sợi từ lông cừu của Tập đoàn Suedwolle (Đức) sắp đi vào hoạt động -
“Đại gia” công nghệ NVIDIA hé lộ kế hoạch đầu tư ở TP.HCM -
Đã chọn được nhà đầu tư 52 km cao tốc qua Bình Dương trị giá 8.833 tỷ đồng -
Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết