
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,91% trong năm 2020, theo công bố của Tổng cục Thống kê. |
Đến thời điểm này, vẫn còn một số nền kinh tế ở châu Á chưa công bố số liệu kinh tế quý IV/2020 và cả năm. Nhưng số liệu kinh tế được hãng tin CNBC tổng hợp từ các nguồn chính thức và tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Việt Nam đã vượt trội hơn tất cả các nền kinh tế khác ở khu vực trong năm 2020.
Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 2,91% trong năm 2020, theo công bố của Tổng cục Thống kê vào cuối tháng 12/2020. Kết quả này tốt hơn mức tăng trưởng vượt dự báo của Trung Quốc (2,3%) trong cùng năm.
Các chuyên gia kinh tế tại bộ phận nghiên cứu quốc tế của Ngân hàng đa quốc gia Bank of America cho rằng: "Với kết quả này (tăng trưởng 2,91% - BTV), Việt Nam đã đạt được một trong những mức tăng trưởng cao nhất năm 2020 trong khi đa phần các nền kinh tế còn lại của thế giới đang chìm trong suy thoái nghiêm trọng".
Một số chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi về tính xác thực của dữ liệu GDP Việt Nam trong vài năm qua, nhưng phần lớn đều tỏ ra lạc quan nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2021.
Hãng tin CNBC tổng hợp ra ba "binh pháp" mà Việt Nam vận dụng đưa nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng hàng đầu khu vực.
Ngăn chặn Covid-19
Dù tiếp giáp Trung Quốc - nơi đầu tiên phát hiện Covid-19 trên thế giới, nhưng số liệu của Đại học Johns Hopkins tính đến ngày 26/1 cho thấy Việt Nam đã có hơn 1.500 ca nhiễm Covid-19 và 35 ca tử vong.
Nỗ lực và kết quả ngăn chặn Covid-19 bùng phát tại Việt Nam được cộng đồng quốc tế ca ngợi như hình mẫu để các quốc gia đang phát triển khác vận dụng. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2020.
Các chuyên gia kinh tế Bank of America nhận định, đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2021. Thậm chí, ngân hàng này lạc quan cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2021, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,7% mà Ngân hàng Thế giới dự báo.
Duy trì xuất khẩu
Sản xuất chế tạo đã đóng góp quan trọng vào thành công của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 bởi lĩnh vực này ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu nhập khẩu của các nước vẫn ổn định. Đây cũng là hướng đi mà các chuyên gia kinh tế nước ngoài khuyến nghị nền kinh tế Việt Nam cần thúc đẩy trong những năm tới.
"Đánh giá Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn từ xu hướng tái cơ cấu/đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc trong vài năm qua, chúng tôi nhận thấy khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới là rất lớn", các nhà phân tích của Fitch Solutions nhận định trong báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam công bố hồi tháng 12/2020.
Ngoài ra, việc Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu sẽ thúc đẩy hơn nữa dòng chảy thương mại, theo Fitch Solutions.
Còn ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics, nhận định mối đe dọa tiềm ẩn đối với tăng trưởng xuất khẩu cũng như nền kinh tế Việt Nam là các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vào tháng 12/2020, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ. Điều này đồng nghĩa Mỹ có thể tiến hành các hành động trừng phạt như áp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Ngân hàng ANZ cho biết họ không mong đợi bất kỳ hành động tức thời nào từ Mỹ, một phần là vì chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden "có thể không có quan điểm cứng rắn về vấn đề này như chính quyền Trump".
Phục hồi các ngành dịch vụ
Vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, nhưng lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam đã trở lại mạnh mẽ vào những tháng cuối năm 2020. Các nhà kinh tế đánh giá, mức độ phục hồi của các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, sẽ quyết định tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam như trước đại dịch.
Tuy vậy, chuyên gia Gareth Leather từ Capital Economics cho rằng, triển vọng tăng trưởng du lịch của Việt Nam là "hạn chế" trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Theo chuyên gia này, triển vọng hạn chế của ngành du lịch sẽ là yếu tố tiếp tục trì hoãn sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam.

-
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn