-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế
Hôm nay 31/10, các đại biểu bước vào ngày làm việc thứ 2, thảo luận về kinh tế xã hội, ngân sách năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Đề cập đến kết quả ngành du lịch đạt được thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Văn hoá Thể thao Du lịch cho biết, từ năm 2015 đến 2018, lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 2 lần từ 8 triệu lên 15,5 triệu.
"Với tốc độ tăng trưởng du khách 25% mỗi năm, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Khách nội địa tăng 1,4 lần, từ 57 lên 80 triệu lượt năm 2018 và đóng góp 8,4% GDP", ông Thiện nói và thông tin thêm, 10 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đón 14,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 13%), trong khi tăng trưởng du lịch toàn cầu là 4% và khu vực Đông Nam Á 5%.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu ở Quốc hội sáng 31/10. Ảnh: Ngọc Thắng |
Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam cũng liên tục được cải thiện. Trong hai lần xếp hạng gần đây đã tăng lên 12 bậc, hiện đứng thứ 63/140 nước.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng thừa nhận, phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, như: Chất lượng chưa cao, sản phẩm chưa phong phú. Vì vậy, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ông cho rằng cần tiếp tục đổi mới nhận thức xem đây là ngành kinh tế tổng hợp, tăng cường công tác xúc tiến, phối hợp công tư...
Ông Thiện đề xuất tăng kinh phí cho chương trình xúc tiến du lịch vì hiện Việt Nam chỉ đạt 54 tỷ đồng (2,5 triệu USD) trong khi Thái Lan đang chi khoảng 80 triệu USD. Bên cạnh đó, các thủ tục cũng phải tiếp tục đơn giản hoá để tạo điều kiện cho du khách; đẩy mạnh liên kết, xã hội hoá du lịch trong đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
"Bốn năm qua, số lượng buồng phòng tăng gấp đôi nhờ xã hội hoá. Sau khi có những hãng hàng không ra đời thì có hàng trăm chuyến bay thẳng đến các điểm du lịch. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay Vân Đồn, cảng Hạ Long...", Bộ trưởng Thiện nói và khẳng định, đây là những kinh nghiệm để sắp tới Việt Nam đầu tư nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất và xây dựng sân bay Long Thành.
Tiếp mạch ý kiến về tình hình Biển Đông được một số đại biểu đề cập trong phiên thảo luận hôm qua, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, "đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm". Tại phiên khai mạc kỳ họp lần này, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đều nêu rõ việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tướng Nghĩa nhấn mạnh, thời gian qua công tác đối ngoại, an ninh quốc phòng đã được tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn được đặt lên hàng đầu.
"Các lực lượng thực thi nhiệm vụ đã thực hiện đúng đường lối, quan điểm, đối sách của Đảng là kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích quốc gia, giữ môi trường hoà bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế", ông nói.
Về việc "vừa qua trong dư luận, người dân có hiến kế cách này, cách khác", Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói "Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe những ý kiến chính đáng và tâm huyết của nhân dân, đồng thời kiên trì kế thừa truyền thống văn hoá dựng nước của cha ông". Theo ông, đó là tinh thần dĩ bất biến ứng vạn biến. Điều gì thuộc về nguyên tắc phải kiên quyết giữ gìn; những vấn đề thuộc về độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì quyết không nhân nhượng. Nhưng Việt Nam phải có đối sách phù hợp vì truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông là hoà hiếu, hoà bình.
Nhấn mạnh việc kế thừa và nâng lên tầm cao mới truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông, tướng Nghĩa cũng nêu rõ "từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp; khẳng định tính đúng đắn, chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế".
Theo ông, phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, xây dựng thế trận gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, lịch sử, pháp lý, trong đó lịch sử, pháp lý là một trong những căn cứ quan trọng để khẳng định tính chính nghĩa của Việt Nam theo hiến chương của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 và các điều ước khác mà Việt Nam đã cam kết.
Chia sẻ với các ý kiến trước đó về tình hình Biển Đông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa thống nhất rằng "không có bất kỳ sự nhân nhượng nào khi nói tới bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ". Song ông đề nghị, thông qua các kênh thông tin khác nhau, các cơ quan chức năng cần thông tin kịp thời hơn, đầy đủ hơn cho người dân để "họ yên tâm, tin tưởng vào tương lai, kết quả bảo vệ chủ quyền của đất nước".
Ông Dương Trung Quốc đề nghị, các báo cáo chính thức và phát biểu trên nghị trường liên quan đến vấn đề Biển Đông cần nêu rõ "hành động vi phạm nghiêm trọng vùng biển của Việt Nam được xác định theo các luật pháp quốc tế là ai?".
Theo ông Quốc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam trên diễn đàn quốc tế đã phát biểu Trung Quốc là bên gây bất ổn ở Biển Đông. Như vậy trên diễn đàn Quốc hội, các ý kiến liên quan không nên thay thế chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là "nước ngoài". "Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy", ông Quốc nói và cho rằng không nên né tránh gọi tên "một quốc gia văn minh nhưng cũng đáng lên án bởi những việc làm trái với luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của Việt Nam".
Về thu ngân sách, đại biểu Bùi Thanh Tùng - Phó trưởng đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng nói, kết quả năm 2019 đáng khích lệ khi mức thu vượt kế hoạch, nhưng cơ cấu thu chưa bền vững.
"Tăng thu nội địa vượt dự toán 1,9%, nhưng các khoản tăng thu không có tính bền vững như thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết tăng mạnh, còn thu từ 3 khối doanh nghiệp (FDI, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đều không đạt kế hoạch.
Theo ông Tùng, Trung ương đang giao chỉ tiêu thu ngân sách khá cao cho một số địa phương có nguồn thu lớn, đặc biệt là các thành phố trực thuộc Trung ương, điều này tạo áp lực không nhỏ. Do vậy, ông đề xuất trong thời kỳ ổn định ngân sách kế tiếp, cần tính toán cân đối hợp lý tỷ lệ điều tiết thu ngân sách về trung ương với các địa phương có khả năng, dư địa phát triển tốt.
Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội trong chiều nay.
-
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80
-
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm -
Trình ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?