
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm tính đến 15/8/2017 đã vượt 1,7 tỷ USD. |
Thống kê của Tổng cục Hải quan trong vài năm gần đây cho thấy mỗi năm nước ta đang chi hàng tỷ USD để nhập khẩu thuốc tây.
Con số cập nhật mới nhất đến 15/8, cả nước chi 1,712 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2016. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này của nước ta là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italia, Anh, Bỉ, Đức Hoa Kỳ…
Trong đó, theo thống kê mới nhất về thị trường nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, hết tháng 7, có 5 thị trường nhập khẩu dược phẩm đạt trị giá kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.
Đứng số 1 là Đức với kim ngạch đạt 187,7 triệu USD; tiếp theo là Pháp 180 triệu USD; Ấn Độ 164,4 triệu USD; Hàn Quốc 111 triệu USD; Italia 102,5 triệu USD. Tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu của 5 thị trường lớn này chiếm đến 46,6% kim ngạch nhập khẩu dược phẩm cả nước trong cùng thời điểm.
Trong khi đó, cả năm 2016, Việt Nam chi 2,563 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, và con số này ở các năm 2015 và 2014 lần lượt là 2,32 tỷ USD và 2,035 tỷ USD.
Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Pháp 321,7 triệu USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch, tăng 16,99% so với năm 2015. Pháp cũng là thị trường chủ lực cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Thị trường cung cấp lớn đứng thứ hai là Ấn Độ, đạt 276 triệu USD, tăng 3,2%, kế đến là Đức, tăng 12,34% so với năm 2015, đạt 225,5 triệu USD…
Ngoài những thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập dược phẩm từ các thị trường khác nữa như: Hàn Quốc, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ…
Đáng chú ý, nhập khẩu từ thị trường Ireland tuy kim ngạch chỉ đạt 77,8 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng mạnh vượt trội, tăng 70,44%, ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường cung có tốc độ tăng trưởng khá như: Nhật Bản tăng 62,91%; Philippines tăng 48,45%; Indonesia tăng 39,44%...

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)