
-
Cần nhanh chóng chuyển dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị thông minh
-
Chính thức chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT về SCIC
-
Doanh nghiệp nhà nước Cần Thơ lãi trên 506 tỷ đồng
-
EVNGENCO2 sẽ chào sàn với giá khởi điểm 24.520 đồng/cổ phiếu -
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Canada đạt 5,1 tỷ USD trong năm 2020 -
Trung Quốc kiểm tra, khử trùng phòng dịch gắt gao hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
![]() |
Nhóm cổ phiếu dược có tốc độ tăng trưởng khá tốt trong năm 2016 |
Sức hút cổ phiếu dược
Cổ phiếu dược luôn là một trong những món ăn yêu thích nhất của các nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng là hầu hết cổ phiếu dược niêm yết đã kín “room” (tỷ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư nước ngoài) như DHG (Dược Hậu Giang), TRA (Traphaco), DMC (Domesco Đồng Tháp), IMP (Dược phẩm Imexpharm)... Trong đó, một số doanh nghiệp đã “kết duyên” được với những cổ đông chiến lược là công ty dược phẩm có đẳng cấp quốc tế như Abbott (Domesco Đồng Tháp) hay Taisho Pharmaceutical (Dược Hậu Giang). Đây cũng là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm và kỳ vọng.
Theo dõi diễn biến giá một số cổ phiếu dược cũng dễ nhận thấy rằng, đây là những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng khá tốt trong năm 2016. Cụ thể, DHG từ đầu năm 2016 đến nay đã tăng từ hơn 60.000 đồng/cổ phiếu lên sát mốc 100.000 đồng/cổ phiếu, TRA tăng từ dưới 60.000 đồng/cổ phiếu lên 114.000 đồng/cổ phiếu, DMC tăng từ dưới 30.000 đồng/cổ phiếu lên trên 77.000 đồng/cổ phiếu, IMP tăng từ khoảng 36.000 đồng/cổ phiếu lên 58.000 đồng/cổ phiếu…
Ngoài ra, xét về các chỉ tiêu tài chính, nếu so các doanh nghiệp dược hiện nay với các ngành tiêu dùng khác, ngành dược phẩm vẫn có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, chỉ khoảng 0,39. Trong khi đó, tỷ lệ này ở ngành thực phẩm và đồ uống là 0,44, nuôi trồng nông hải sản là 0,94, dệt may ở mức tới 1,05. Riêng các doanh nghiệp dược niêm yết lớn như Dược Hậu Giang, OPC (Dược phẩm OPC) hay Traphaco, tỷ lệ này còn thấp hơn so với mức trung bình của ngành.
Khoảng trống thị trường đông dược
Nếu so sánh hai mảng đông dược và tân dược hiện nay thì thị trường ngành đông dược còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1 - 1,5%, với số lượng doanh nghiệp đông dược không đáng kể. Đây là mảng sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng tốt, với tỷ lệ sử dụng đông dược được Bộ Y tế dự báo tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới. Ngành này có lợi thế về nguồn dược liệu, với khoảng 4.000 loài thảo dược.
Hiện nay, cổ phiếu dược được giới đầu tư chú ý nhất trong mảng đông dược là TRA của Traphaco. Đây là một trong số ít doanh nghiệp dược có sự đầu tư khá bài bản cho mảng đông dược, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.
Đại gia này hiện là doanh nghiệp dược đầu tiên của Việt Nam tự cung cấp được 72% dược liệu cho nhu cầu sản xuất của mình. Phần dược liệu còn lại được thu mua trong nước (20%) và nhập khẩu (8%) do một số cây thuốc đặc biệt phải trồng ở vùng ôn đới. Cụ thể, vùng nguyên liệu của Traphaco gồm 36.000 ha vùng trồng đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GACP-WHO cho 10 loại dược liệu khác nhau phục vụ các nhóm sản phẩm chính. Hàng năm, vùng nguyên liệu này trồng được 2.200 tấn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO, cao nhất trong số các doanh nghiệp tự trồng dược liệu tại Việt Nam (BV Pharma là 500 tấn, Domesco là 250 tấn…).
Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Traphaco cho biết, HĐQT Traphaco đã xem xét kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2017, với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn 12% và lợi nhuận không thấp hơn 15%, trả cổ tức cho cổ đông ở mức 30%.
Chờ cú hích từ M&A
Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận xét, doanh nghiệp dược Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu như thiếu chiến lược trung và dài hạn, tiếp thị kém, trình độ sáng tạo thấp, ít có sản phẩm bào chế công nghệ cao… Đặc biệt, năng lực tài chính thấp là hạn chế mang tính kinh niên của doanh nghiệp dược, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp đang niêm yết. Điều này dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp luôn thiếu vốn đầu tư, nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, thiếu đầu tư cho nghiên cứu phát triển và dễ chảy máu chất xám.
Với thực tế như vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù các cổ phiếu dược có sức hút tốt đối với dòng vốn ngoại, nhưng để có được những doanh nghiệp dược có tầm vóc, có khả năng cạnh tranh với các đại gia dược trên thị trường quốc tế, thì ngành dược rất cần các thương vụ M&A.
-
Dự án lớn tăng tốc, xuất khẩu nông sản đón lõng FTA -
Tăng số lượng thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo -
Chính thức chuyển giao phần vốn Nhà nước tại Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT về SCIC -
[Infographic] Năm 2021, dệt may hướng tới mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD -
Cần nhanh chóng chuyển dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị thông minh -
Doanh nghiệp nhà nước Cần Thơ lãi trên 506 tỷ đồng
-
1 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 2: Những thương vụ “ma” làm méo thị trường
-
2 Đề xuất mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 – 2025
-
3 Thiếu hướng dẫn, thoái vốn nhà nước dậm chân tại chỗ
-
4 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 1: Cỗ máy “3 không” hút tiền khủng cho doanh nghiệp
-
5 Thủ tướng đồng ý dừng đầu tư đoạn Hòa Liên - Túy Loan bằng nguồn vốn BT
- Chỉ số rsi là gì
- Công ty botania
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
Vietnam Airlines phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc với tiêu chuẩn cao nhất
-
Mỏ Bạch Central Hills - Lời giải “đắc lợi” cho bài toán đầu tư thông minh
-
Bảo hiểm PVI bán bảo hiểm qua kênh thu phí tự động của VETC
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt danh hiệu “Top 10 Sản phẩm Vàng- Dịch vụ Vàng Việt Nam 2020”
-
Vietjet nhận hai giải thưởng lớn về vận chuyển hàng hoá
-
Biệt thự liền kề Hado Charm Villas tạo nên “cơn sốt” phía Tây Hà Nội