-
Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao -
Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc -
Trung Nam Group đề xuất bổ sung nhà máy điện gió Cần Giờ vào quy hoạch điện VIII -
Bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Quảng Bình hoàn thành tuyến đường 210 tỷ đồng kết nối Quốc lộ 1 đến quảng trường biển
Sẽ chỉ có 44 cảng biển tại Việt Nam đủ điều kiện hoạt động. |
Theo đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải, các cảng biển Việt Nam được phân thành 3 loại là cảng biển loại I, cảng biển loại II, cảng biển loại III.
Trong đó, cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với các cảng biển loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc trung chuyển quốc tế được ký hiệu là loại IA.
Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hộicủa vùng, địa phương.
Cảng biển loại II là các cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc phân loại cảng biển căn cứ theo 3 tiêu chí chính: đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển; vai trò cảng biển đối với phát triển kinh tế - xã hội; quy mô cảng biển (lượng hàng hóa, loại hàng hóa thông qua cảng biển; tổng chiều dài bến cảng, trọng tải tàu tiếp nhận ở thời điểm đánh giá và theo quy hoạch); xu hương đầu tư và phát triển.
Dựa trên các tiêu chí này, Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất Thủ tướng Chính phủ phân loại các cảng biển như sau:
14 cảng biển loại I (giảm 2 cảng so với Quyết định số 16/2008/QĐ - TTg): Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Khánh Hóa, Tp.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ. Trong nhóm cảng loại I có 3 cảng loại IA là Hải Phòng, Khánh Hòa (Vân Phong) và Vũng Tàu.
17 cảng biển loại II (giảm 6 cảng): Hải Thịnh, Diêm Điền, Quảng Bình, Cửa Việt, Kỳ Hà, Vũng Rô, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn, Kiên Giang.
13 cảng loại III là các cảng dầu khí ngoài khơi: Mỏ Rồng Đôi, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Tây, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Chí Minh, Ba Vì, Vietsopetro 01, Chim Sáo, Tê Giác Trắng, Sông Đốc, Sư tử Vàng.
Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, từ năm 2009 đến nay có rất nhiều cảng biển, bến cảng, cầu cảng được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Việc cập nhật các cảng biển, bến cảnh, cầu cảng mới vào Quyết định là cần thiết nhằm giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước được thuận lợi, tạo cơ sở cho việc xác định phạm vi ranh giới một cảng biển rõ ràng theo quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán hàng hải quốc tế.
Anh Minh
-
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng -
Bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Quảng Bình hoàn thành tuyến đường 210 tỷ đồng kết nối Quốc lộ 1 đến quảng trường biển -
Dự án sản xuất sợi từ lông cừu của Tập đoàn Suedwolle (Đức) sắp đi vào hoạt động -
“Đại gia” công nghệ NVIDIA hé lộ kế hoạch đầu tư ở TP.HCM -
Đã chọn được nhà đầu tư 52 km cao tốc qua Bình Dương trị giá 8.833 tỷ đồng -
Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết