
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
![]() |
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, cả nước chi hơn 1,93 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm từ Mỹ. |
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 7, cả nước chi 222 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, giảm 20,4% so với tháng trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, cả nước chi hơn 1,93 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam chi gần 254 triệu USD nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 3,9% so với cùng kỳ 2021.
Nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Mỹ ghi nhận tốc độ tăng mạnh mẽ, đạt 242,6 triệu USD, tăng 173,2% (tương đương gần 136 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Mỹ đã soán ngôi của Pháp trở thành thị trường nhập khẩu thuốc số 1 của Việt Nam trong 7 tháng qua.
Trong khi đó, thị trường Pháp đứng thứ hai với 222,5 triệu USD, giảm 18,5 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra còn 4 thị trường khác đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Đức đạt 214,15; Bỉ gần 155 triệu USD; Ấn Độ đạt 147,27 triệu USD; Hàn Quốc 135,1 triệu USD. Cả 4 thị trường lớn này đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam khá đa dạng, trong đó nhiều nhất tập trung vào châu Âu và châu Á.
Các thị trường lớn khác ở châu Âu như: Italia đạt 94,2 triệu USD; Tây Ban Nha đạt 53,76 triệu USD; Thụy Điển 49,74 triệu USD; Ireland đạt 47,32 triệu USD; Anh đạt 46,1 triệu USD; Áo đạt 39,84 triệu USD; Ba Lan đạt 31,2 triệu USD…
Các thị trường lớn khác ở châu Á như: Thái Lan đạt 51,2 triệu USD; Nhật Bản đạt 49,77 triệu USD; Trung Quốc đạt 41,22 triệu USD…
Nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tiếp tục tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh. Năm 2021, nhập khẩu dược phẩm cũng ghi nhận mức tăng khá 21,4%, với trên 4 tỷ USD, còn nguyên liệu dược phẩm 420 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2020.
Thuốc ngoại hiện đang chiếm lĩnh kênh bán hàng qua bệnh viện. 7 tháng 2022, giá trị trúng thầu thuốc kênh bệnh viện đạt 15.380 tỷ đồng trong đó thuốc ngoại chiếm 67% và thuốc nội là 33%. Thuốc nội địa tuy có giá thành rẻ hơn nhưng chưa thể cạnh tranh vì chất lượng thấp hơn.
-
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất -
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025