-
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản để đáp ứng với quy mô hơn 100 triệu dân
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch ngành lâm nghiệp năm 2024. Đây là cột mốc quan trọng của ngành lâm nghiệp khi lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng).
Việc bán tín chỉ carbon nằm trong thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ được ký ngày 22/10/2020 giữa Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc WB và Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Số tiền còn lại 10,3 triệu USD tương đương 249 tỷ đồng sẽ thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2.
Trong 6 tỉnh tham gia chương trình, với đợt thanh toán đầu tiên, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.
Bên cạnh số tín chỉ đã bán, WB đã xác nhận kết quả giảm phát thải toàn vùng Bắc Trung Bộ kỳ 1 (1/1/2018-31/12/2019) đạt 16,21 triệu tấn CO2 (tương đương 16,21 triệu tín chỉ). Trong đó, lượng chuyển nhượng theo ERPA đã ký là 10,3 triệu tấn CO2, ngoài ra, WB cũng muốn mua bổ sung 1 triệu tấn CO2.
Còn 4,91 triệu tấn CO2, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đang xin Chính phủ chấp thuận cho xây dựng phương án trao đổi, chuyển nhượng, thương mại để tạo nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại vùng Bắc Trung Bộ.
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với hơn 14,7 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ khoảng 42%. Ước tính bình quân mỗi năm rừng Việt Nam có tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.
Nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi tín chỉ carbon rừng nói riêng và tín chỉ carbon nói chung, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý và tiến tới vận hành thử nghiệm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025, trước khi đưa sàn này chính thức hoạt động vào 2028.
-
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối"
-
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0 -
TS Nguyễn Minh Thảo: Phát triển xe xanh cần có những giai đoạn chuyển tiếp -
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”