
-
Sôi động đường chạy Marathon quốc tế tại Cần Thơ
-
Hạ thành công rotor Tổ máy số 1 Thủy điện Hoà Bình mở rộng
-
Khai mạc Giải Marathon quốc tế chào mừng thành lập TP. Cần Thơ (mới)
-
Hà Nội điều chỉnh giá vé 2 tuyến đường sắt đô thị từ ngày 1/8
-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng -
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, sáng 3/5 cho biết đã bước đầu nghiên cứu thử nghiệm vaccine Covid-19. Các nhà khoa học thành công tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của nCoV tại phòng thí nghiệm. Đây là "nguyên liệu" quan trọng trong sản xuất vaccine, giúp cơ thể sinh ra kháng thể, tạo miễn dịch phòng bệnh. Hiện vaccine được tiêm thử nghiệm trên chuột để đánh giá khả năng sinh kháng thể chống nCoV. Trong hai tuần tới sẽ lấy mẫu máu chuột gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm đánh giá.
Tuy nhiên TS Đạt cho biết: "Chưa có vaccine ngay, đây mới chỉ là đánh giá ban đầu. Sau giai đoạn này, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, đánh giá trên động vật về tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch, tiếp sau đó mới thử nghiệm trên người". Ông cũng cho biết, "với vaccine Covid-19 khó, tuy nhiên nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để hoàn thiện từng bước".
Thành quả nghiên cứu này có sự hợp tác của các nhà khoa học thuộc công ty VABIOTECH và Đại học Bristol, Anh.
Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cần ít nhất 12-18 tháng để phát triển vaccine phòng Covid-19.

Thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột. Ảnh: Xuân Ngọc.
Vaccine là công cụ hiệu quả nhất chống lại các bệnh do virus, là lối tắt giúp nâng cao miễn dịch. Các nhà khoa học sử dụng virus sống, đã được làm yếu đi hoặc đã chết, hoặc một phần của mầm bệnh, bào chế vaccine rồi đưa vào cơ thể, "lừa" cơ thể xây dựng hệ miễn dịch mà không bị mắc bệnh.
Thông thường, để tạo ra được một loại vaccine mới cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả hoạt động của vaccine. Nhưng không phải khi nào các dự án nghiên cứu cũng thành công. Có những loại vaccine cả thế giới đều muốn có, như vaccine phòng HIV, nhưng sau nhiều chục năm vẫn chưa thể tạo ra.
Nhiều nước trên thế giới cũng đang trong cuộc đua sản xuất vaccine. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, có khoảng 102 loại vaccine tiềm năng đang trong quá trình phát triển. Trong đó, Trung Quốc đã thử nghiệm vaccine bất hoạt ở giai đoạn hai trên người. Mỹ cho biết sẽ đẩy thật nhanh việc phát triển vaccine, mục tiêu có ít nhất 100 triệu liều trong vòng 8 tháng. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford ở London, Anh, dự kiến vài triệu liều vaccine được sản xuất và phê duyệt vào đầu tháng 9.

-
Khai mạc Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10 tại Đà Nẵng -
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh -
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên -
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025 -
Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội -
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower