
-
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng
-
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi
-
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam
-
Giá xăng tăng 340 đồng/lít
-
Kiểm định khắt khe từ đối tác khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm sâu -
Lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
![]() |
Hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Ấn Độ. |
Một đoàn doanh nghiệp Việt đang có mặt tại Ấn Độ để tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất nhập khẩu. Chuyến đi trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia 2025 do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thực hiện, kéo dài từ 24/3-30/3/2025.
Các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt với các đối tác Ấn Độ đã diễn ra liên tục. Riêng Công ty Vạn Lộc Phát đã kết nối được với doanh nghiệp Ấn Độ muốn nhập khẩu sản phẩm của công ty.
Trong 2 ngày 27 và 28/3, đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Sourcex India 2025. Đây là Hội chợ quốc tế uy tín tại Ấn Độ, bao gồm các ngành hàng: Thực phẩm và phi thực phẩm, Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng như Dịch vụ… Hội chợ thu hút đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia trưng bày sản phẩm và hơn 250 nhà mua hàng uy tín từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Thông tin tới các nhà cung ứng Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nguyễn Thanh Hải cho biết, Ấn Độ là thị trường tiêu dùng đa dạng, dân số đông, nhu cầu nhập khẩu lớn, nhất là nhóm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp cần kiên trì khi làm việc với đối tác Ấn Độ, mục tiêu để các sản phẩm, hàng hoá Việt Nam nhanh chóng thâm nhập vào hệ thống bán lẻ, tiếp cận trực tiếp với các nhà phân phối lớn", Đại sứ Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Ranjeet Mehta, Tổng Thư ký kiêm CEO Phòng thương mại và công nghiệp PHD (Ấn Độ) khẳng định, Ấn Độ và Việt Nam có tiềm năng giao thương to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và robotic.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ năm 2024 đạt xấp xỉ 15 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 9,06 tỷ USD tăng 7,6%, nhập khẩu từ Ấn Độ 5,83 tỷ USD giảm 0,6%.
Mức xuất khẩu trên 9 tỷ USD trong năm ngoái cho thấy Việt Nam tiếp tục giữ lợi thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với Ấn Độ, nhờ sự tăng trưởng của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,68 tỷ USD, tăng nhẹ 4,5%, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch 1,50 tỷ USD, chiếm 15,6% tỷ trọng. Tiếp theo là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 947 triệu USD, chiếm 9,8% tỷ trọng.
Những con số xuất khẩu hàng chủ lực cho thấy nhu cầu ổn định từ thị trường Ấn Độ đối với các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hợp tác song phương với sự tăng trưởng ổn định suốt 25 năm qua.
Từ mức kim ngạch chỉ khoảng 200 triệu USD vào năm 2000, thương mại hai nước đã đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2022, đưa Ấn Độ trở thành một trong tám đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng giữ vị trí vững chắc trong nhóm 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với Ấn Độ.
Đặc biệt, tại khu vực Nam Á, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.
Hai nước hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2030.
Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, cơ cấu hàng hóa giữa hai nước mang tính bổ trợ cao, tạo động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế bền vững để sớm đạt mục tiêu trao đổi thương mại song phương 20 tỷ USD.
Ấn Độ hiện cung cấp nhiều nguyên liệu và thành phẩm thiết yếu cho Việt Nam như sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giúp ngành công nghiệp trong nước phát triển.
Ngược lại, Việt Nam đang tiếp tục tận dụng tiềm năng thị trường Ấn Độ để tăng xuất khẩu điện tử, dệt may, thực phẩm chế biến và công nghiệp nhẹ, hàng nông sản như hàng gia vị, hồ tiêu, cà phê…

-
Hà Nội phê duyệt giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty Nước sạch sông Đà -
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi -
Việt Nam tìm cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân -
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam -
Giá xăng tăng 340 đồng/lít -
Kiểm định khắt khe từ đối tác khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm sâu -
Lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu