
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
![]() |
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN. |
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho biết, thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2022 đạt 87,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 60,98 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, Hàn Quốc xuất siêu sang Việt Nam 34,26 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tính theo năm.
Theo MOTIE, trong số các nước ASEAN, Việt Nam đang nổi lên như một cơ sở sản xuất cho các công ty toàn cầu. Việc Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc là do kết quả các doanh nghiệp Hàn Quốc không ngừng thâm nhập thị trường Việt Nam và 2 nước đã trở thành đối tác kinh tế thân thiết.
Sau Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Hàn Quốc ghi nhận thặng dư thương mại lớn lần lượt là Mỹ với mức thặng dư 28,04 tỷ USD, Hong Kong (Trung Quốc) với 25,79 tỷ USD, Ấn Độ với 9,98 tỷ USD và Singapore với 9,86 tỷ USD.
Riêng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ năm 2022 tăng 14,5% so với năm 2021 và là năm thứ 6 liên tiếp duy trì đà tăng kể từ năm 2017.
Đáng chú ý, Trung Quốc vốn đứng đầu về thặng dư thương mại của Hàn Quốc vào năm 2018, đứng thứ hai vào năm 2019 và liên tục đứng thứ ba vào các năm 2020 và 2021, song đã lùi xuống thứ 22 vào năm 2022, với mức thặng dư 1,25 tỷ USD.
Một trong những nguyên nhân chính là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của chính sách phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các lệnh phong tỏa trong khu vực.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 683,9 tỷ USD, nhảy vọt lên vị trí lớn thứ 6 thế giới (dựa trên số liệu 9 tháng đầu năm).
Thương mại 2 chiều của Hàn Quốc với Việt Nam được củng cố bởi nhiều yếu tố, với 3 FTA song phương và đa phương đang có hiệu lực, gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi thuế quan.
Hàn Quốc cũng là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về số vốn đăng ký và số dự án đầu tư với gần 9.500 dự án và hơn 80 tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với hơn 370 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD.
Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Lotte... đã triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam, các dự án đầu tư của Hàn Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao ...
Mục tiêu trước năm 2025, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hiện thực hóa mục tiêu kép, đưa kim ngạch thương mại song phương và tổng vốn đầu tư lũy kế cùng cán mốc 100 tỷ USD.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam hết năm 2022 đạt khoảng 409 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt 732 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 372 tỷ USD, xuất siêu 11,2 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do với trên 60 nước, vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật -
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân