
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
-
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương
-
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
Kỳ họp lần thứ 3 Đối thoại Kinh tế cấp cao Việt - Pháp đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh đầu tư cho doanh nghiệp hai nước.
Trao đổi với phía Việt Nam tại Đối thoại, ông Matthias Fekl, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương, Xúc tiến du lịch và người Pháp ở nước ngoài (Cộng hòa Pháp) nói: “Nếu Việt Nam đơn giản hóa được hơn nữa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư nhanh hơn…, thì sẽ có nhiều doanh nghiệp Pháp hơn nữa đầu tư tại Việt Nam”.
Thúc đẩy hợp tác thương mại và quan hệ đối tác phát triển cũng là nội dung được tập trung thảo luận tại buổi Đối thoại. Trong đó, một trong những mối quan tâm của phía Pháp là Việt Nam sớm gỡ bỏ rào cản đối với việc cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, phía Việt Nam đang làm các thủ tục cần thiết để cho phép việc nhập khẩu thịt bò Pháp vào Việt Nam, cũng như gỡ bỏ quy định hạn chế nhập khẩu táo của Pháp.
“Việt Nam mong muốn sớm kết thúc đàm phán và ký kết EVFTA để thúc đẩy hợp tác thương mại song phương Việt - Pháp, cũng như hợp tác thương mại Việt Nam - EU. Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ là thị trường cửa ngõ của Pháp và EU trong khu vực Đông Nam Á và ngược lại, Pháp là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam vào châu Âu”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
![]() |
ông Matthias Fekl, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương |
Có mặt trong đoàn doanh nghiệp Pháp tháp tùng ông Matthias Fekl tham gia cuộc Đối thoại, lãnh đạo Tập đoàn Sanofi khẳng định, Tập đoàn mong muốn hiện diện mạnh mẽ hơn nữa ở Việt Nam.
“Nhà máy mới của chúng tôi ở TP.HCM sẽ khánh thành vào cuối năm nay, tạo 500 việc làm mới và mỗi năm xuất xưởng khoảng 100 triệu hộp thuốc”, vị này cho biết.
Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, Sanofi vào tháng 3/2013 đã khởi công xây dựng thêm nhà máy mới và một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại TP.HCM, với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD. Khi ấy, ông Christopher A. Viehbacher, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Sanofi cho biết, nhà máy sản xuất và trung tâm R&D mới này là dự án có vốn đầu tư lớn nhất của Sanofi tại Việt Nam.
“Sanofi đã hiện diện ở Việt Nam hơn 50 năm, đã và đang giữ vị trí số 1 tại một trong những quốc gia năng động nhất khu vực”, ông Christopher A. Viehbacher nói.
Trong khi đó, đại diện của các tập đoàn ALSTOM, Airbus D&S và Thales, cũng như IMP Engineering cũng đều bày tỏ mối mong muốn mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
ALSTOM, sau khi tham gia hàng loạt dự án quy mô lớn ở Việt Nam, như Thủy điện Sơn La, Tuyến tàu điện số 3 ở Hà Nội…, đang hy vọng sẽ cùng các đối tác khác phát triển mô hình thành phố bền vững ở Việt Nam.
Các mối quan tâm khác của Thales, đó là phát triển các hệ thống vệ tinh quan sát ở Việt Nam. Còn với IMP, sau Dự án 500 giường bệnh Bệnh viện Cần Thơ, hiện được triển khai bằng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) của Pháp, muốn tham gia vào các dự án xây dựng bệnh viện khác ở Việt Nam thông qua đấu thầu bình đẳng.
Tất cả các đề xuất này của phía Pháp đã được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ghi nhận và hoan nghênh. “Chúng tôi muốn gửi thông điệp tới các nhà đầu tư Pháp, đó là cơ hội đang mở ra cho các bạn khi năm nay, Việt Nam sẽ kết thúc đàm phán một loạt hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA), cũng như sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, là những thuận lợi trong môi trường đầu tư, kinh doanh, thể chế chính sách…”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Pháp hiện có 429 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 3,4 tỷ USD, đứng thứ 16/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2014, thương mại song phương Việt - Pháp đạt 3,54 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm ngoái. Trong khi đó, liên quan đến hợp tác phát triển, lũy kế tính đến nay, Pháp đã dành cho Việt Nam 3 tỷ EUR vốn ODA. Cả hai bên, qua Đối thoại, đều khẳng định mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác phát triển, với việc Pháp sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam các khoản hỗ trợ ODA.

-
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025 -
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ -
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam -
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025 -
Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort