
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Theo thông tin từ Hội nghị bàn các giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ rau quả, trái cây theo hướng bến vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương phối hợp tổ chức chiều 14/5/2015, 4, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm, từ 439 triệu USD trong năm 2009 lên gần 1,1 tỷ USD vào năm 2013.
Báo cáo cũng cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 488 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2014.
![]() |
Năm 2014, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 436 triệu USD |
Tính đến thời điểm này, rau quả Việt Nam đã được xuất đi trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bà Dương Phương Thảo, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) thừa nhận, thị trường xuất khẩu rau quả đã lên đến 40 nước nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt trên 130 triệu USD, tăng gần 45% so cùng kỳ, chủ yếu là thanh long (chiếm 60%), rồi đến dưa hấu, nhãn…
Thứ tự các thị trường xuất khẩu lớn của rau quả lần lượt là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2014, toàn thế giới chi khoảng 1.000 tỷ cho các mặt hàng rau quả, trong đó, nhu cầu đối với các mặt hàng rau quả nhiệt đới từ Việt Nam rất lớn.
Như vậy, nếu có thông tin về thị trường, nhà nhập khẩu để định hướng sản xuất theo chuỗi, đảm bảo chất lượng rau quả, thì Việt Nam có thể gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau quả của Bộ Công Thương cho biết, cả nước hiện có khoảng 845.000 ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 14,5 triệu tấn. Trong đó, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất nước. Đối với cây ăn quả, hiện cả nước có khoảng 700.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hàng năm khoảng 7 triệu tấn quả các loại.
“Mặc dù năng lực sản xuất lớn, nhưng sở dĩ rau quả Việt Nam còn hạn chế trong xuất khẩu là do chất lượng hàng nông sản Việt Nam chưa được cải thiện, phương thức sản xuất và kinh doanh lạc hậu, thiếu chủ động. Trong khi đó các nước nhập khẩu yêu cầu về chất lượng hàng hoá cao hơn, và sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu rau quả khác ngày càng gay gắt trên cả phương diện chất lượng hàng hoá, giá cả và phương thức kinh doanh.”, ông Hồng nhấn mạnh.
Năm 2015 và những năm tới, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên, theo khuyến cáo của ông Hồng, cần phải đa dạng nhanh thị trường xuất khẩu, để giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường, gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán, hạ giá xuống thấp, gây thiệt thòi cho phía Việt Nam.

-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên -
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới