-
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
Sau 6 năm đàm phán, nhãn tươi của Việt Nam đã được phía Nhật Bản nhập khẩu. |
Công ty TNHH Hoàng Phát (Hoang Phat Fruit) vừa xuất khẩu chính ngạch lô nhãn đầu tiên vào Nhật Bản. Như vậy, sau thanh long, xoài và vải, quả nhãn tươi đã có mặt tại thị trường khó tính này.
Lô nhãn 1 tấn đầu tiên đi bằng đường hàng không để lên kệ tại siêu thị Nhật Bản sau 4 ngày tới. Sau lô nhãn này, mỗi tháng Công ty TNHH Hoàng Phát sẽ cung ứng khoảng 70 - 100 tấn nhãn tươi bằng đường biển và đường hàng không sang Nhật Bản.
Nhãn tươi phải uy trình xử lý lạnh trong vòng 13 ngày trước khi xuất hàng qua Nhật nhằm loại bỏ sinh vật gây hại. Sau khi qua quy trình xử lý lạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật xác nhận lô hàng đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.
Để xuất khẩu lô trái nhãn này sang Nhật Bản, Công ty TNHH Hoàng Phát đã phải trải qua nhiều quy trình đánh giá khắt khe, được cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy, không dư lượng hóa chất, và đảm bảo quy trình xử lý lạnh ở 1,3 độ C trong vòng 13 ngày, dưới sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam mất 6 năm đàm phán để mở cửa thị trường Nhật Bản cho trái nhãn Việt. Nhật Bản là một thị trường rất khắt khe, minh bạch, yêu cầu chất lượng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, mỗi năm nhập đến 20 tỷ USD rau quả các loại, trong khi đó Việt Nam chiếm chưa tới 3%.
Việc được Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu, cho thấy trái nhãn Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể khai thác mạnh để tăng trưởng tốt trong những năm tới.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có giải pháp hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số vùng đóng gói và các quy định về an toàn thực phẩm để trái nhãn tiếp tục tăng sản lượng vào thị trường Nhật Bản.
Việt Nam hiện có hơn 80.000 ha trồng nhãn, sản lượng đạt 600.000 tấn/năm. Tuy nhiên, mới có khoảng 2.000 ha và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang Nhật Bản. Với thành công bước đầu và kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đưa trái nhãn vào nhiều thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả cho sản xuất trong nước.
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ -
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương