
-
ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn lên 11.582 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, niêm yết lên sàn HOSE
-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng -
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
Ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 bằng hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua Phương án tăng vốn điều lệ từ 7.139 tỷ đồng lên 10.919,7 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 55%.
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng 55%
Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành VietBank cho rằng, năm 2025 tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng dự báo kiểm soát ở mức 16%, điều hành chinh sách tiền tệ linh hoạt theo diễn biến của kinh tế vĩ mô và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định.
![]() |
ĐHĐCĐ VietBank sáng ngày 26/4 |
Năm 2025, VietBank sẽ hoàn thiện tái cấu trúc tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao năng suất nhân viên và quản lý chi phí hiệu quả. Cấu trúc danh mục huy động và cho vay theo định hướng bán lẻ, giảm cấp tín dụng vào các ngành nghề nhiều rủi ro, tập trung vào phân khúc khách hàng và ngành nghề mục tiêu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chất lượng tài sản, tăng khả năng sinh lời và đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ và xử lý nợ xấu. Vietbank cũng cải tiến quy trình vận hành, quy trình hỗ trợ kinh doanh (thẩm định, phê duyệt và giải ngân) để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Dự kiến, năm 2025 tổng tài sản của Vietbank đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Tổng dư nợ cấp tín dụng 112.000 tỷ đồng, tăng 20%. Tổng huy động (bao gồm giấy tờ có giá) đạt 132.000 tỷ đồng, tăng 17%. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2024, đồng thời đảm bảo tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước đó, kết thúc năm 2024, tổng tài sản đạt 162.855 tỷ đồng, tăng trưởng 17,8% (mức tăng 24.597 tỷ đồng) và hoàn thành 109% kế hoạch. Cấu trúc danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời và luôn duy trì ở mức 96%.
Tổng vốn huy động (bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) đạt 112.520 tỷ đồng, tăng 10,8% (mức tăng 10.973 tỷ đồng). Cơ cấu nguồn vốn được duy trì đa dạng kỳ hạn, đảm bảo tính ổn định, an toàn thanh khoản, chi phí vốn ở mức hợp lý. Tổng dư nợ cấp tín dụng năm 2024 đạt 93.637 tỷ đồng, tăng 16% (mức tăng 12.883 tỷ đồng) và hoàn thành 98,6% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Vietbank ghi nhận đạt 1.131 tỷ đồng, tăng trưởng 39,3% so năm 2023, hoàn thành 108% kế hoạch.
Bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc VietBank cho rằng, với kết quả kinh doanh đạt được trong năm qua chính là động lực chính tăng trưởng lợi nhuận trong 2025. Tuy nhiên, theo bà Tuấn Anh, Ban điều hành cũng rất áp lực khi xây dựng mục tiêu lợi nhuận tăng 55% cho năm 2025. Bởi mục tiêu này đã xây dựng dựa trên dự báo kinh tế khởi sắc. Tuy nhiên, quý vừa qua đã có chiến tranh thương mại xảy ra và áp thuế, đây là khó khăn thách thức còn chờ đợi đàm phán thuế quan như thế nào.
Tuy nhiên, trong năm nay, Vietbank quyết tâm để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra cho 2025. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng yêu cầu tăng từ đầu năm, tăng khoảng 20%, song còn phụ thuộc vào NHNN, đóng góp tăng thu nhập lãi thuần trong giai đoạn năm nay. Vietbank cũng đã rà soát tăng hệ số sinh lời/tổng tài sản và cơ cấu lại danh mục, làm sao để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng, niêm yết cổ phiếu
Tại Đại hội, HĐQT Vietbank cũng đã trình cổ đông nội dung liên quan đến Phương án tăng vốn điều lệ năm 2025. Theo đó, Vietbank dự kiến tăng vốn từ 7.139 tỷ đồng lên mức 10.919,7 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu và huy động vốn từ cổ đông).
Trước đó, vào cuối tháng 3 vừa qua, Hội đồng quản trị Vietbank cũng đã thông qua việc tăng vốn góp tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank AMC). Theo đó, vốn điều lệ của Vietbank AMC tăng từ 5 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Vietbank diễn ra thành công tốt đẹp, tất cả các vấn đề được đưa ra biểu quyết đều đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Ông Dương Nhất Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VietBank cho rằng, tăng vốn trong năm 2025 sẽ giúp cho Vietbank cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) khoảng 13%, theo đó nâng cao khả năng huy động vốn mà mở rộng danh mục tín dụng cho năm 2025 và các năm tiếp theo. Đồng thời, giúp Vietbank nâng xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế.
Cũng theo Chủ tịch VietBank, việc tăng vốn cũng là điều kiện cần thiết để mở rộng mạng lưới, chi nhánh và tiếp cận khách hàng. : Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% của VietBank năm nay, với điều kiện NHNN cho phép room tăng trưởng, sẽ là mục tiêu và kế hoạch mà HĐQT đặt ra tăng trưởng về quy mô và phát triển kinh doanh. Ngân hàng cũng có thêm nguồn lực để đầu tư chuyển đổi số, quản trị rủi ro, theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, tối ưu hóa vốn nhưng vẫn phải đảm bảo thanh khoản của Ngân hàng.
Đối với vấn đề niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ông Nguyễn Hữu Trung, Phó Chủ tịch HĐQT VietBank cho biết, đại hội năm 2024 đã cho phép HĐQT thực thi việc niêm yết cổ phiếu VBB trên sàn HOSE tại thời điểm thị trường thuận lợi. Đối với các điều kiện niêm yết trên sàn HOSE, Vietbank đã đáp ứng đầy đủ theo luật dựa trên kết quả kinh doanh, chỉ số tài chính, quản trị điều hành.
Tuy nhiên, theo HĐQT VietBank, năm 2024, trong bối cảnh thị trường và điều kiện thị trường chưa thuận lợi, TTCK đang chịu tác động áp lực lãi phát, chính sách lãi suất... làm gia tăng rủi ro khi niêm yết. Do đó, ngân hàng này cho biết, sẽ cân nhắc thời điểm phù hợp hơn để thực hiện kế hoạch niêm yết trong năm 2025 hoặc năm 2026 tới đây, nhằm đảm bảo mức định giá cổ phiếu tối ưu khi lên sàn.
Chiến tranh thương mại và thuế quan đã làm đảo lộn thị trường chứng khoán, Ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi và đưa cổ phiếu VBB lên sàn HOSE vào thời điểm phù hợp nhất. Vì vậy trong tờ trình cũng đã trình cổ đông. Trong bối cảnh này, tiếp tục tập trung phát triển kinh doanh, củng cố giá trị ngân hàng, để khi lên sàn sẽ tối ưu hóa giá trị cổ phiếu, mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.

-
ĐHĐCĐ MB: Mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, chia cổ tức khủng, tự tin về giá cổ phiếu
-
Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds
-
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp An lộc tích lũy thịnh vượng
-
Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
VietBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn lên gần 11.000 tỷ đồng và niêm yết -
Đối diện “cơn bão kép”, PNJ đặt mục tiêu lãi sau thuế 1.960 tỷ đồng -
Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng -
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế -
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025 -
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng -
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"