
-
Tín dụng khởi sắc, các nhà băng báo lãi ấn tượng
-
Hà Nội triển khai các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã, phường
-
Hội đồng Vàng thế giới: Vàng nửa cuối năm có thể tăng tới 15%, khả năng giảm giá khó xảy ra
-
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững -
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm
Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietcombank và DIV |
Ngoài Thỏa thuận hợp tác toàn diện, đại diện của Vietcombank và công ty con của Vietcombank là Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) còn ký kết 2 hợp đồng hợp tác khác với DIV.
Theo đó, Vietcombank đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ lưu ký với DIV và VCBS cũng ký hợp đồng nguyên tắc về đấu thầu với DIV.
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietcombank và các hợp đồng vừa ký kết sẽ đưa quan hệ Vietcombank và DIV lên một tầm sâu rộng hơn.
Đặc biệt, 5 lĩnh vực lớn mà 2 bên tập trung để hiện thực hóa các thỏa thuận vừa ký kết là các hoạt động lưu ký chứng khoán, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư trái phiếu, môi giới giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp, Vietcombank mở các tài khoản chuyên thu phí cho DIV, Vietcombank hỗ trợ DIV trong hoạt động đầu tư vốn và các dịch vụ bán lẻ.
Theo ông Trần Hữu Bình, Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, sau Thỏa thuận hợp tác vừa ký kết giữa Vietcombank và DIV, đến nay đã có 32 trên tổng số 34 tập đoàn, tổng công ty trong khối doanh nghiệp Trung ương đã ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện, thực hiện việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho nhau.
Mới đây, hồi tháng 8/2015 Vietcombank và Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng vừa tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện. Hợp tác này giữa Vietcombank và Vinatex cũng là một trong những bước chuẩn bị của 2 bên nhằm đón đầu Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó, dệt may được cho là lĩnh vực của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn nhất.
Trong đó, Vinatex là đơn vị giữ vai trò đầu tàu trong thị trường dệt may Việt Nam, có lợi thế về quy mô và sức mạnh của toàn chuỗi giá trị trong ngành với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,6 tỷ USD đến cuối năm 2015 và có thể đạt 5 tỷ USD vào năm 2020.
Trên cơ sở các điều khoản thỏa thuận, hai bên cũng sẽ cử đại diện tham gia nhóm công tác được các bên thành lập để cụ thể hóa các nội dung hợp tác và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra; đồng thời thường xuyên thông tin cho nhau các nội dung liên quan đến thỏa thuận hợp tác, chủ động đề xuất các vấn đề cần hợp tác, phương thức hợp tác trong quá trình tổ chức triển khai.

-
Hội đồng Vàng thế giới: Vàng nửa cuối năm có thể tăng tới 15%, khả năng giảm giá khó xảy ra -
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng -
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững -
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm -
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi -
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam”
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam