
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
![]() |
Chiếc Boeing 727 - 200 bị bỏ rơi nhiều năm tại Nội Bài. |
Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet vừa ký văn bản trình Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét chấp thuận cho Học viện Hàng không Vietjet được tiếp nhận tàu bay Boeing 727 -200 của hãng Royal Khmer Airlines về phục vụ công tác đào tạo huấn luyện chuyên ngành.
“Nếu được Bộ trưởng cho phép, Vietjet sẽ làm việc với các cơ quan hữu quan để xin được tiếp nhận, đền bù một phần chi phí và di dời, sử dụng tàu bay nói trên”, ông Khánh cho biết.
Học viện Hàng không Vietjet chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018 và được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn tự đào tạo và đủ năng lực đào tạo các chuyên ngành chính như: phi công (trên buồng lái mô phỏng), kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, tiếp viên hàng không, điều độ, khai thác bay, nhân viên mặt đất…
Trong năm 2018, Học viện này đã tổ chức được 924 khóa huấn luyện ban đầu, định kỳ, nâng bậc cho 21.161 lượt học viên, trong đó có 20 lớp phi công với 297 học viên; 27 lớp tiếp viên mới với 541 học viên.
Vietjet cho rằng, chiếc tàu bay Boeing727- 200 của Royal Khmer Airlines bỏ quên tại sân bay Nội Bài nhiều năm nay là học cụ quý trong công tác đào tạo, huấn luyện các chuyên ngành hàng không đặc thù như: kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, phi công, tiếp viên hàng không…
Máy bay Boeing 727-200 nói trên từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines - Campuchia. Sau khi khai thác được vài chuyến bay trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội thì gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007. Chiếc Boeing B727 bị “bỏ rơi” tại Nội Bài là loại máy bay hành khách dân sự có 3 máy phản lực đuôi đầu tiên trên thế giới, chở được tối đa 134 hành khách.
Trước đó, đã từng có doanh nghiệp muốn đổi hàng hóa lấy chiếc máy bay để làm quán cà phê, nhà hàng, địa điểm vui chơi... nhưng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng không có cơ sở pháp lý để trao đổi máy bay bằng hàng hóa trị giá 3 tỉ đồng và từ chối.
Cục Hàng không Việt Nam cũng từng nhờ một doanh nghiệp thẩm định giá chiếc máy bay Boeing 727 bị bỏ rơi ở sân bay Nội Bài nhưng không thẩm định được giá vì không có căn cứ để thẩm định. Đến nay, sau 12 năm, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa quyết định phương án xử lý máy bay bị bỏ rơi này.

-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển